Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Ông chủ đất Hà thành với giàn “bầu tiên” lưng chừng trời giữa... sân thượng tầng 5

Được thư thái ngắm các “em bé” bầu hồ lô lủng lẳng giữa sân thượng tầng 5 là điều mà ông chủ "khu vườn" trên cao nơi thủ đô chật chội đã khiến không ít người ghen tị.

May mắn được một người bạn cho hạt giống, ông chủ mát tay Nguyễn Cát Thắng (51 tuổi, Bạch Mai, Hà Nội), sau 9 tháng, đã tạo nên được một giàn bầu hồ lô xanh mướt, phủ kín sân thượng ngôi nhà 5 tầng của mình
Giàn bầu tiên xanh mát, trĩu quả "ngự" trên tầng 5 và tầng mái gia đình ông Thắng
Ông Thắng cho biết, ban đầu ông chỉ muốn xin người bạn ít hạt giống rau bình thường về để làm vườn cho đơn giản, cải thiện bữa ăn xanh và sạch hơn. Tuy nhiên, khi nhận được hạt giống thì lại là của loại bầu hô lô. Ông đã quyết định gieo trồng thử trong thùng xốp. Và thật khá bất ngờ, giàn bầu lớn nhanh như thổi đồng thời rất sai quả.
Đứng dưới giàn bầu xanh mát trong tiết trời đông lạnh Hà Nội, ông chủ hồ hởi chia sẻ bí quyết "mát tay" của mình như một người nông dân thực thụ:
Do ở thành phố, nhà lại cao tầng, không có được diện tích đất trồng tự nhiên vì thế tôi đã quyết định gieo hạt trong thùng xốp. Tôi chọn loại thùng có kích cỡ khoảng 40 - 60cm, cao hơn 40cm nhằm đảm bảo đủ đất cho dây bầu phát triển sau này. 

Sau 4 - 7 ngày kể từ lúc gieo, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này bắt đầu cho cây tiếp xúc dần với nắng. Vì tôi trồng trên tầng thượng cao nên vấn đề này không đáng lo ngại.

Gặp thời tiết tốt, hạt nảy mầm đều. Trong giai đoạn này ,cần phải luôn giữ độ tơi và ẩm của đất để cây sinh trưởng và phát triển được tốt. Có thể phủ lên trên đất một lớp vỏ trấu, cách này nghe đơn giản nhưng chính là cách để hạt mau nảy mầm hơn.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến nguồn nước tưới cây và nguồn sáng vì bầu hồ lô là loại cây rất ưa nước, ưa ánh sáng. Chậu hoặc thùng xốp càng to thì càng nhiều trái, vì vậy khi cây lớn, cần chuyển cây ra chỗ có diện tích đất rộng hơn...”
Những quả bầu tiên đã được gia đình ông cẩn thận cắt đem vào nhà và đặt lên ban thờ
Không chỉ "bật mí" về những bí quyết chăm sóc giàn bầu hồ lô, ông Thắng còn hóm hỉnh chia sẻ thêm về ý nghĩa "phong thủy" thú vị của loại quả này:
“Người ta cho rằng hình dáng của quả hồ lô tượng trưng cho trời và đất thống nhất trong một thể thu nhỏ. Bày quả bầu khô trong và xung quanh nhà là để cầu xin điềm lành. Quả hồ lô sẽ giúp chủ nhân nhận được nhiều phúc lành và nhiều vị tiên sẽ viếng thăm, có nhiều bạn tốt đến để “bầu bạn”, và cũng có ý nghĩa “ bầu tiên…tiền bâu” với mong muốn mang nhiều phú quý về nhà.”
Bạn bè bốn phương gửi hàng chục bức thư về xin hạt giống và tâm sự, chia sẻ với ông Thắng về kinh nghiệm, kĩ thuật trồng cây bầu hồ lô
“Giàn bầu này đúng là "linh nghiệm" thật, nhờ có nó mà tôi đã bầu bạn được với rất nhiều người trên khắp cả nước. Bạn bè từ khắp nơi gửi thư và phong bì về cho tôi, kết bạn nói chuyện chia sẻ với tôi về các loại cây; cho và xin tôi hạt giống về trồng”, vừa kể, ông "nông dân" trồng bầu đất thủ đô vừa hào hứng khoe cả xấp phong thư từ mọi miền đất nước gửi tới giao lưu, kết bạn...

Trồng rau mầm tươi rói không cần đất

Phương pháp trồng rau mầm không dùng đất dựa trên sự phát triển tự nhiên của hạt: không khí và độ ẩm.

Với hàm lượng chất dinh dưỡng lớn và hương vị thơm ngon, rau mầm có giá bán hơi cao một chút. Nhưng, chúng có thể được trồng với chi phí hợp lý ngay tại nhà, không đòi hỏi nhiều không gian và cách chăm sóc đơn giản.
Nếu sở hưu một bậu cửa sổ đầy nắng, hộp xốp/khay đựng, hỗn hợp đất hữu cơ và hạt giống thích hợp, bạn đã có tất cả những thứ cần thiết để trồng rau mầm của riêng mình.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 1Rau mầm là gì?
Được biết đến là "hoa giấy thực vật", rau mầm đôi khi bị nhầm lẫn với mầm cây - dạng hạt nảy mầm ăn được cả rễ, hạt và ngắn, điển hình là giá đỗ. Tuy nhiên, rau mầm bao gồm nhiều loại rau xanh non ăn được cả phần thân và lá, thu hoạch sau 10 - 14 ngày nảy mầm khi chiều cao đạt 5 - 6 cm.
Các bước trồng cụ thể:
Bắt đầu với một bậu cửa sổ đầy nắng, ấm áp (ánh nắng trực tiếp từ cửa sổ hướng Nam là lý tưởng nhất) và một hộp đựng nhỏ, sạch sẽ. Có thể dùng đĩa nhựa, hộp xốp dùng một lần. Nếu hộp trồng không có lỗ thoát nước, chọc một vài lỗ nhỏ ở dưới đáy.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 2Chuẩn bị hộp, đĩa hoặc khay nông, miệng rộng. Loại hộp xốp dùng một lần là lựa chọn tuyệt vời để trồng rau mầm trong nhà.

Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 3Thay vì sử dụng đất trồng truyền thống, bạn nên sử dụng đất trồng hữu cơ với thành phần chính là mụn xơ dừa. Nếu mua loại đất trồng đóng thành bánh, bạn phải thêm nước để làm chúng tơi ra. Lưu ý thêm lượng nước vừa phải để đảm bảo đất ẩm nhưng không bị nhão.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 4Đổ đất trồng đã đánh tơi vào từng khay/hộp, độ dày khoảng 5 cm.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 5Tiếp theo, rắc hạt giống đã chọn lên bề mặt đất.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 6Lấp kín hạt giống bằng cách phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau đó, dùng tay san bằng và nén nhẹ bề mặt đất.

Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 7Tưới nước cho cây bằng bình xịt. Bọc các khay/hộp trồng cây bằng lồng nhựa hoặc màng bọc thực phẩm.

Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 8Khi hạt nảy mầm, tháo bỏ màng bọc. Nếu bạn đặt trên bậu cửa sổ, xoay hộp/khay thường xuyên để cây vươn thẳng, không bị lệch về phía có ánh sáng.

Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 9Tưới nước cho cây thường xuyên, đảm bảo các cây con không bị khô. Tùy thuộc vào hỗn hợp đất trồng và ánh sáng, có thể tưới nước 1 lần/ngày hoặc tăng số lần tưới nhiều hơn. Dụng cụ tưới nước có thể là bình xịt hoặc bình vòi sen.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 10Nếu được đặt dưới bóng đèn,rau mầm sẽ lớn rất nhanh.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 11Rau mầm mỏng manh nhưng rất dẻo dai, có tính đàn hồi cao. Trong hình, các cây rau mầm đổ rạp vì thiếu nước nhưng nhanh chóng phục hồi khi được tưới nước trở lại.

Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 12Cây trồng sẵn sàng cho thu hoạch khi lá thực sự thành hình. Lúc này, chiều cao của cây đạt 5 - 6 cm.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 13Dùng kéo để cắt các cây rau mầm và lưu ý luôn cắt sát tận gốc.
Trồng rau mầm tươi rói không cần đất - 14Rửa sạch rau trước khi ăn. Bạn có thể dùng rau mầm để trang trí món ăn hoặc trộn chung với salad.
Rau mầm cần ánh sáng trực tiếp khoảng 4 tiếng/ngày để phát triển mạnh mẽ và nhiều hơn vào các tháng mùa đông. Cây mọc dài, xanh xao, gầy gò là dấu hiệu của sự thiếu ánh sáng.

Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi

Trong thời gian qua, Nhà đẹp đã giới thiệu đến các bạn rất nhiều ý tưởng trồng rau sạch sáng tạo và dễ thực hiện ngay tại nhà, dù cho bạn là người khéo léo hay vụng về. 
Hôm nay, chúng tôi tiếp tục gửi đến các bạn một phương pháp trồng rau sạch vô cùng thú vị, đó là cách trồng cây cần tây từ chính phần gốc bỏ đi.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 1
Cách làm vô cùng đơn giản. Thay vì vứt bỏ phần gốc của những cây cần tây đã sử dụng, bạn hãy giữ lại, rửa sạch và đặt chúng vào trong một chiếc đĩa hoặc bát nước ấm, rồi để gần hoặc trên bậu cửa sổ đầy đủ ánh nắng. Lưu ý để phần gốc chìm trong nước và phần thân đã bị cắt hướng lên trên.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 2
Để gốc cây cần tây trong nước 1 tuần. Suốt thời gian này, phần thân cây xung quanh bắt đầu khô lại đáng kể, chúng ta có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt. Những mầm lá nhỏ màu vàng ở giữa bắt đầu dày lên và chồi ra khỏi vị trí trung tâm, dần dần chuyển sang màu xanh đậm hơn. Tốc độ tăng trưởng của lá mầm tuy chậm nhưng ổn định và rõ ràng.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 3
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 4
Sau thời gian ươm mầm 5 - 7 ngày kết thúc, chúng ta sẽ chuyển gốc cây cần tây sang trồng trong đất. Bạn có thể trồng ở bất kỳ nơi nào, trong vườn, trong các loại chậu tùy thích. Ở đây, chúng tôi tận dụng lại vỏ hộp thiếc cũ.
Chuẩn bị đất trồng hữu cơ, trộn lẫn với một ít mùn cưa. Bạn nên mua đất trồng hữu cơ tại các cửa hàng cây cảnh để tiết kiệm thời gian, công sức chăm bón đất và giữ sạch sẽ khi trồng trong nhà.
Đầu tiên, đổ đất gần đầy hộp thiếc, đặt gốc cần tây vào rồi lấp đất, chỉ chừa lại đoạn ngắn lá mầm phía trên.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 5
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 6
Nhớ tưới nước cho cây ngay sau khi trồng để cây không bị sốc vì thay đổi môi trường và để duy trì độ ẩm cho đất. Việc cung cấp nước thường xuyên giúp cây phát triển toàn diện và nhanh chóng. Bạn sẽ phải bất ngờ khi ngắm nhìn những cành lá xanh vươn cao chỉ sau 1 tuần.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 7
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 8
Một vài lưu ý nhỏ dành cho bạn:
- Khi ươm mầm, thay nước mới đều đặn 2 ngày/lần. Có thể dùng bình xịt phun nước trực tiếp lên phần thân và lá non.
- Dù bạn trồng cần tây vào mùa lạnh hay mùa nóng, trong nhà hay ngoài trời thì yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây phát triển.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 9
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 10Sau tuần đầu tiên, khi được đặt ở vị trí đầy nắng, cây lớn rất nhanh. Phần lá xum xuê hơn và thân cây bên dưới cũng mập mạp hơn.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 11Cây cần tây sau 3 - 4 tuần tăng trưởng.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 12Thông thường, bạn có thể thu hoạch cần tây sau 6 - 7 tuần. Dùng kéo cắt phần thân và lá sát tận gốc để cây có thể tái phát triển.
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 13
Trồng cần tây mơn mởn từ gốc bỏ đi - 14Với mỗi cây cần tây trồng theo cách này, gia đình bạn sẽ có nguồn rau sạch liên tục trong khoảng 5 tháng.

10 bí quyết trồng cà chua tại nhà mau lớn

Bí quyết 1: Sử dụng chậu phân hủy
Những chiếc chậu bằng than bùn giúp việc trồng cây cực kỳ dễ dàng. Chỉ cần đào một cái hố, đặt chậu cây giống vào và lấp đất. Bạn không cần phải lấy cây giống ra khỏi chậu.
Mách bạn: Trước khi trồng xuống đất, hãy cắt bỏ một phần của chậu cây, ví dụ phần đáy hoặc bên thân. Nếu không, những chiếc chậu than bùn sẽ khô nhanh hơn so với phần đất trồng xung quanh, khiến cho cây cà chua của bạn bị “khát”.
Bí quyết 2: Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
Giống như những đứa trẻ đang lớn, cà chua cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, hãy thêm thật nhiều chất hữu cơ như phân bón… cho đất trồng. Cung cấp cho chúng sự tăng trưởng bạn đầu bằng cách bón một ít phân bón cho đất vào thời điểm trồng cây.
Bí quyết 3: Trồng phần thân sâu trong đất
Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó, bạn có thể cung cấp cho các cây trồng của mình một bộ rễ khỏe mạnh (nhất là với các cây cao) bằng cách trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất. Đừng lấp đất vào bất kỳ phần lá nào, điều này có thể khiến lá cây bị thối và dễ mắc bệnh.
Bí quyết 4: Tưới nước thường xuyên
Thường xuyên tưới nước cho cây cà chua trong 1 – 2 tuần đầu tiên luôn luôn là một ý tưởng hay để giúp chúng cứng cáp và sinh trưởng tốt hơn. Cây cà chua dễ bị khô hạn khi chúng còn non.
Bí quyết 5: Rào khung
Cà chua có hai loại cơ bản là xác định và không xác định. Giống cà chua xác định còn được gọi là cây bụi thường tăng trưởng hoàn toàn mới bắt đầu ra hoa và đậu quả. Còn giống cà chua không xác định vẫn tiếp tục tăng trưởng sau khi bắt đầu ra hoa. 
Vì thế, các cây cà chua có thể trở nên rất cao, xum xuê (có thể cao tới 1 mét 8). Việc dựng khung cho cây lúc này là rất cần thiết để giúp chúng đứng thẳng, khỏe mạnh và dễ dàng thu hoạch quả của chúng.

Bí quyết 6: Trồng cây trong chậu
Thử trồng cà chua của bạn trong các loại chậu nếu bạn từng gặp rắc rối, khó khăn khi trồng chúng trước đây. Những chiếc chậu to chứa đầy đất hữu cơ sẽ bảo vệ cây cà chua khỏi bệnh tật tốt hơn.
Bí quyết 7: Thử màn che phủ màu đỏ
Chúng ta đều biết màn chắn rất hữu ích khi làm vườn. Một số nghiên cứu chỉ ra màn chắn ni-lông màu đỏ có thể khiến cây cà chua đạt hiệu quả cao hơn. Nó cũng giúp giữ độ ẩm cho đất khi thời tiết nóng, khô hạn và ức chế cỏ dại.
Bí quyết 8: Bảo vệ cây khỏi sinh vật có hại
Các sinh vật như ốc sên, chuột… rất thích “tấn công” cây trồng khi chúng còn nhỏ. Bảo vệ cà chua của bạn bằng cách cuốn một lớp giấy báo quanh phần thân hoặc chụp một chiếc can/hộp rỗng hai đầu vào cây. Nó tạo nên một bức tường thành buộc các loại sinh vật phá hoại phải bỏ cuộc.
Bí quyết 9: Giữ ấm cho cây trong mùa lạnh
Bạn có thể sử dụng nhiều thiết bị, biện pháp khác nhau để bảo vệ cây cà chua của mình khỏi bị chết rét. Một trong những cách dễ dàng nhất là dùng một chiếc can, cắt bỏ phần đáy và chụp vào từng cây. Để mở phần miệng can giúp cây lấy sáng.
Bí quyết 10: Giữ các tán lá khô ráo
Cà chua rất nhạy cảm với một số loại bệnh. Để giữ cho cây trồng khỏe mạnh, bạn có thể lắp các đường ống tưới nước nhỏ chạy dọc dưới gốc cây. Nó giữ cho các tán lá được khô ráo. Khi lá bị ướt, đặc biệt là vào chiều muộn, buổi tối và ban đêm sẽ mở đường cho các loại bệnh, ví dụ như bệnh bạc lá.
Đây hoàn toàn là những bí quyết chăm sóc cây cà chua đơn giản, nhanh chóng mà không hề tốn kém. Áp dụng những cách làm này giúp bạn có thể trồng được những lứa cây cà chua cứng cáp và sai quả hơn.
Tùy thuộc ý định trồng trong vườn hay trong chậu, bạn hãy chọn các giống cà chua phù hợp nhé
Bây giờ chính là thời điểm tốt để bạn trồng cà chua. Nếu chăm sóc tốt thì khi mùa đông sang gia đình bạn sẽ được thưởng thức những trái cà chua sạch tuyệt ngon
Cà chua dễ trồng lắm. Không tin, các bạn thử mà xem!

3 loại rau củ dễ trồng tại nhà

Thật lãng phí khi chúng ta mua thực phẩm ngoài chợ hoặc các cửa hàng về nhà mà không thể tiêu thụ hết. Phần còn lại thường bị để lại hoặc bỏ quên cho tới khi héo úa và chúng ta buộc phải vứt chúng đi.
Sau đây là giải pháp sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền bạc và tránh sự lãng phí không cần thiết, đó là: Tự trồng thực phẩm xanh tại nhà.
Có rất nhiều loại trái cây và rau củ bạn có thể trồng tại nhà. Quả đúng là như vậy, ngay cả khi bạn đang sống trong một ngôi nhà hoặc căn hộ khiêm tốn về diện tích. Cả ba loại rau của dưới đây đều rất quen thuộc trong nhà bếp của bạn và được sử dụng để chế biến hầu hết các món ăn.
3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 1Tự trồng rau của sạch tại nhà không những an toàn mà còn tiết kiệm tiền bạc.
1. Cà chua
Bạn có thể sử dụng cà chua để chế biến tất cả các món ăn, từ súp, sandwich, sa lát và rất nhiều món khác. Vì thế, tự trồng cà chua tại nhà thực sự là một việc làm có ý nghĩa. 
Hãy chọn những cây cà chua phát triển tốt trong nhà. Bạn sẽ có được tỷ lệ trồng thành công cao hơn với một loại giống cà chua nhỏ, ví dụ như giống cà chua cherry.
3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 2Cà chua là một trong số những thực phẩm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để chế biến các món ăn hàng ngày

3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 3Những giống cây cà chua nhỏ như cà chua cherry phát triển rất mạnh mẽ ngay cả khi trồng trong nhà
2. Các loại cây gia vị
Các loại cây gia vị, còn được gọi là cây thảo mộc, đều giúp tăng thêm hương vị thơm ngon cho các món ăn của bạn. Nhưng, khi bạn mua chúng ngoài chợ hoặc các cửa hàng thì không phải lúc nào chúng cũng tươi rói và chúng có thể héo rất nhanh trước khi bạn dùng đến.
Rất nhiều các cây gia vị có thể trồng được trong nhà và hoàn hảo dành cho các không gian nhỏ. Do đó, bạn có thể tìm một vài loại cây gia vị quen thuộc với khẩu vị để trồng. Một số loại cây gia vị không cần quá nhiều thời gian và không đòi hỏi quá nhiều ánh nắng, ví dụ như rau mùi.
3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 4Thảo mộc giúp tăng hương vị cho các món ăn và rất dễ trồng. Ví dụ như rau mùi, chúng không đòi hỏi quá nhiều ánh sáng nên rất hợp với môi trường trong nhà
3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 5Tự trồng một chậu hành lá cho những lúc nhỡ nhàng
3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 6Ngay cả các loại rau thơm như húng tây cũng hoàn toàn có thể trồng trong nhà
3. Nấm
Có lẽ bạn đã từng nhìn thấy rất nhiều bộ dụng cụ (kit)  trồng nấm xung quanh mình. Chúng được sản xuất để bạn có thể tự trồng rất dễ dàng. Những bộ kit trồng nấm này hoàn hảo cho những ai sống ở chung cư bởi vì chúng cần được trồng trong bóng tối.
Bạn luôn luôn có thể bắt đầu những bước trồng nấm cơ bản nhất với bộ kit này trước khi có ý định tự trồng nấm theo cách tự nhiên.
3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 7Bộ dụng cụ trồng nấm thông minh, sạch sẽ và tiện lợi cho những ai là fan cuồng của nấm, thích ăn và muốn tự trồng nấm
3 loại rau củ dễ trồng tại nhà - 8Bạn có thể chọn mua bộ kit với nhiều loại nấm khác nhau tùy theo khẩu vị

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons