Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Các phương pháp để giống rau muống

Rau muống là loại rau được người tiêu dùng ưa chuộng và được tiêu thụ mạnh tại thị trường. Trồng rau muống chi phí thấp, dễ chăm sóc, trồng vụ sớm tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 4.

rau muongCó 3 cách để giống rau muống, là để giống lấy hạt, để giống lấy xơ và lấy mầm để cấy. Rau muống đỏ và trắng đều có thể lấy quả và hạt, nhưng thường để rau muống trắng, vì loại này sẽ trồng cạn, còn loại đỏ thì lấy xơ hay thả bè dưới nước
  1. Để giống lấy hạt
Trồng cấy vào tháng 8 đầu tháng 9, chăm sóc nhu rau cấy để ăn nhưng không thu hái, đến đầu tháng 10, bón thêm phân đạm và kali vói tỷ lệ: l phần đạm + l phần kali, đồng thời phun chế phẩm Kích phát tố hoa trái Thiên nông lên tán lá 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, đến trung tuần tháng 11 rau sẽ ra hoa kết quả. Khi quả có màu vàng thì thu hái, đem về phơi cho vỏ quả hơi khô, cho vào cối giã hay cối xay cho vỏ quả vỡ ra, lấy hạt làm sạch rồi phơi cho hạt khô kiệt mới cất giữ bằng túi nilon hàn kín hay trong chum vại sành bịt kín miệng, để nơi khô ráo, thoáng khí sang vụ sau (năm sau). Hạt giống rau muống để giống đúng kỹ thuật có thể trữ được 5-6 tháng, tỷ lệ nảy mầm vẫn đảm bảo trên 85%.
Chú ý: Ruộng rau muống để giống nên trồng nơi tránh nắng và khi rau muống bò dài, nên làm giàn thấp cho rau leo, hoa quả sẽ đậu nhiều, năng suất hạt sẽ cao, có thể thu 1 sào 30 – 40 kg hạt.
  1. Để giống lấy xơ
Trên các chân rau muống ruộng có nước để 3 – 4 tháng không thu hái cho rau già, bò dài (không cần chăm bón) gọi là rau để cộ. Khi rau đã già thì nhổ xơ (nhổ gốc) đi, gọi là rút xơ để thả. Khi rút xơ xong, nhặt cỏ, lấy dao phát cho đều rồi bón thúc sau đó có thể thu hái hoặc để lại lấy xơ tiếp.
  1. Để giống lấy mầm
Trên chân ruộng cạn, sau khi thu hoạch lứa cuối vào tháng 11, lấy bùn ao, hồ, sông ngòi… Đổ lên một lượt, đợi cho se, đem su hào hay cải bắp cấy vào với khoảng cách 40 x 40 cm hoặc 40 x 50 cm. Rau muống từ đó do thời tiết lạnh sẽ rạc đi, nằm im trong bùn, chăm sóc su hào, cải bắp đồng thời cũng là giữ ẩm cho đất. Sang tháng 1 – 2 thu hoạch su hào, cải bắp cũng là tiết trời ấm dần, rau muống lại mọc mầm. Làm cỏ và bón thúc để rau muống mọc nhanh, có thể thu hái hoặc để hơi quá lứa một chút để thu hái làm rau giống cấy ra ruộng vào đầu tháng 3.
  1. Kỹ thuật nhân nhanh giống rau
Nhân nhanh giống rau muống bằng phương pháp cấy nhánh vô tính (giâm cành) trên ruộng ẩm. Ruộng được bón lót 5 – 7 tạ phân chuồng hoai mục + 10 -15kg supelân cho 1 sào bắc bộ (360m2), rắc đều phân lên bề mặt ruộng, cày bừa làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại. Cấy rau với mật độ 20 x 10cm/nhánh, luôn tưới đủ ẩm, khoảng 10 -15 ngày, sau khi cây bén rễ hồi xanh, định kỳ 7 -10 ngày tưới nước phân đạm sun fát hay urê + Kali sun fat với tỷ lệ: 3-4 phần đạm pha lẫn với 1 phân kali nồng độ 5% ( 500g đạm + kali/10 lít nước sạch). Dùng phân bón qua lá Atonic ( kích thích ra nhánh ra lá) khoảng 7 ngày phun một lần, liều lượng 10 ml/30 lít phun lên lá cho 1,5 sào, rau sẽ sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều, tăng 50 – 70% năng suất xanh. Cho sản lượng giống lớn.



Đã trị được sâu đục củ khoai lang

Sau thời gian áp dụng trồng khoai lang theo kỹ thuật mới, phòng trị sâu đục củ đạt tới 90%, Chi cục Bảo vệ thực vật đang có kế hoạch chuyển giao kỹ thuật, triển khai mô hình sản xuất rộng rãi cho nông dân.

khoai lang nenĐề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” được triển khai từ tháng 5/2014 và kết thúc vào tháng 8/2015, với các mục tiêu xác định sâu hại đục củ khoai lang, xây dựng các quy trình quản lý và phòng trừ hiệu quả.
Gửi ấu trùng sang Nhật định danh
Sâu đục củ khoai lang được ghi nhận vào năm 2012, nhiều nhất tại huyện Bình Tân với diện tích gây hại thời điểm đó lên đến gần 5.000ha. Loài sâu này chỉ gây hại bên ngoài nhưng làm giảm đáng kể giá trị thương mại củ.
Đây là đối tượng gây hại mới, kiến thức loài sâu này ở ĐBSCL chưa được thiết lập. Để kịp thời ngăn chặn, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” với kinh phí thực hiện trên 500 triệu đồng.
Đề tài do Tiến sĩ Lê Văn Vàng- Khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ) và Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết- Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long đồng chủ nhiệm.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập ấu trùng từ ruộng khoai để nuôi. Mẫu trưởng thành được gửi đến Bộ môn Côn trùng học ứng dụng ĐH Tottori (Nhật Bản) thẩm định, nhằm xác định tên khoa học. Song song đó, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm tại huyện Bình Tân theo biện pháp thâm canh tổng hợp.
Từ những hạn chế khâu làm đất, xử lý giống của nông dân lâu nay do chạy theo mùa vụ, thị trường, nhóm nghiên cứu đã triển khai khắc phục.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, khâu làm đất, xử lý giống là hết sức quan trọng, bởi ấu trùng sâu này có xuất phát điểm từ đất chui lên gây hại. Vì vậy, “trước khi xuống giống bà con cần dọn sạch tàn dư thực vật từ vụ trước và cày ải phơi đất hoặc áp dụng cách cho ruộng ngập nước.
Sau khi thu hoạch nên cho nước ngập ruộng ít nhất 7 ngày để diệt trứng, nhộng và sâu non. Quá trình lên luống trồng cần kết hợp bón vôi, phân hữu cơ (500 kg/1.000m2) và nấm Trichoderma (1 kg/1.000m2)”- Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết lưu ý.
Ngoài ra, nhằm loại bỏ nguồn lưu tồn của sâu đục khoai lang và hạn chế sự gây hại của bệnh héo dây, nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo bà con cần xử lý hom giống bằng cách ngâm trong dung dịch nấm Trichoderma 0,5%. Đặc biệt, trồng sả ven ruộng khoai để xua đuổi dịch hại cũng là một trong những điểm mới mà nhiều nông dân tham gia mô hình đánh giá cao.
Sẽ chuyển giao rộng rãi
Những mô hình trình diễn đã mang lại nhiều kết quả khả quan, hạn chế đáng kể sâu đục củ. Áp dụng trồng khoai lang theo kỹ thuật mới liên tiếp nhiều vụ vừa qua, anh Lê Tấn Kiệt- nông dân xã Tân Hưng (Bình Tân)- cho biết, nếu áp dụng đúng các quy trình có thể phòng trị sâu đục củ lên đến hơn 90%. Theo anh, cái mới của mô hình là bắt buộc nông dân phải tuân thủ đầy đủ các quy trình từ chuẩn bị đất trồng, lên luống kết hợp bón phân hữu cơ và nấm Trichoderma…
Đặc biệt là sau khi thu hoạch phải ngâm đất ít nhất 7 ngày mới sản xuất vụ sau nhằm loại bỏ dịch hại còn tồn dư.
Đây là giải pháp kỹ thuật khá hay mà trước giờ nông dân trồng khoai thường ít chịu tuân thủ nên dịch bệnh có điều kiện bùng phát mạnh gần đây. Hiện 4 công của anh Kiệt cũng đã làm theo kỹ thuật mới. Những vụ khoai vừa qua, củ đạt khoai loại 1 rất cao nên tiêu thụ dễ dàng, giá cao.
Còn theo anh Võ Hiếu Hùng xã của anh hạn chế rõ rệt sâu đục củ. “Trước đây trồng khoai lang sau khi xuống giống gần như phải ra ruộng chăm sóc, phun thuốc tưới phân liên tục. Còn khi áp dụng quy trình mới phải tuân thủ kỹ thuật, chỉ phun, xịt vài lần, thời gian rảnh rỗi nhiều có thể làm được nhiều việc khác”- anh Hùng nói.
Trong cuộc hội thảo với chủ đề “Sâu đục củ khoai lang: tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý”, diễn ra tại Cần Thơ vào cuối tháng 8 vừa qua, nhóm nghiên cứu đã thu thập các ý kiến đóng góp lần cuối và hiện quy trình cũng đang được hoàn thiện trình các ngành chức năng đưa vào áp dụng thực tiễn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết cho biết, dự kiến cuối tuần này sẽ đến các địa phương phổ biến kỹ thuật phòng trị cho cán bộ nông nghiệp và bà con trồng khoai. Đồng thời, Chi cục Bảo vệ thực vật cũng sẽ tiếp tục thực hiện nhiều mô hình mẫu khác tại các xã Thuận An (TX Bình Minh), Tân Bình (Bình Tân) để giúp nông dân kịp thời nắm bắt kỹ thuật, trồng đạt hiệu quả cao hơn.



Phòng nhện đỏ hai chấm hại dưa lê

Tác giả Trần Văn Lâm và các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Đại học Nông lâm TP.HCM, Viện Sinh học nhiệt đới nghiên cứu thực nghiệm sử dụng nhện nhỏ bắt mồi (Amblyseius longispinosus) để kiểm soát nhện đỏ hai chấm (Tetranychus urticae) hại cây dưa lê, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học kiểm soát dịch hại trong nhà kính, nhà lưới tại TP.HCM.
Qua các công thức thí nghiệm phòng trừ nhện đỏ bằng nhện bắt mồi trên cây dưa lê trồng trong nhà lưới cho thấy, thả nhiễm nhện nhỏ bắt mồi theo hai tỷ lệ 1 nhện bắt mồi /3 nhện đỏ và 1 nhện bắt mồi/5 nhện đỏ mang lại hiệu quả kiểm soát nhện đỏ hại dưa lê khá cao. Kết quả đã làm giảm được số nhện đỏ gây hại trên cây có ý nghĩa khác biệt so với đối chứng không phun và phun thuốc trừ sâu 2 lần/vụ, giúp tăng 17,2% – 18,6% năng suất thực tế.
Việc sử dụng nhện bắt mồi trong điều kiện thí nghiệm để kiểm soát nhện đỏ trên cây dưa lê đã làm tăng tỷ lệ quả loại 1 (6,5% – 8%) và giảm tỷ lệ quả loại 2 (6,0% – 6,2%), loại 3 (0,5% – 1,5%) so với đối chứng, từ đó có thể tăng giá trị thương phẩm của dưa lê.




Giúp Bé chơi trồng rau bằng hộp sữa

Tái sử dụng những hộp sữa, cha mẹ có thể dạy con cái cách trồng, chăm sóc và thu hoạch thực phẩm một cách dễ dàng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì làm vườn  là một trong những phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển tư duy nhanh nhất. Vì thế, bên cạnh việc cho trẻ tham gia vào những công việc làm vườn đơn giản như tưới cây, bắt sâu, hái rau, hái quả… thì hãy cùng con tự tay làm ra những “siêu phẩm” trồng rau từ hộp sữa cực đơn giản mà lại hiệu quả này nhé.
1. Chuẩn bị:
- Vỏ hộp sữa (có thể chọn các loại vỏ hộp với màu sắc và kích thước khác nhau)
- Đất trồng
- Hạt giống hoặc những cây giống
- Màu, băng dính, giấy dán, kéo, tuốc nơ vít.
2. Tiến hành trồng:
Bước 1: Cùng con thu thập những hộp sữa và rửa sạch chúng nhiều lần và để ráo nước.
Bước 2: Bước này nên được thực hiện bởi các bậc phụ huynh hoặc bố mẹ giám sát trong lúc con làm. Sử dụng kéo sắc để cắt bỏ một bên hộp sữa hoặc cắt theo đường nét đã vẽ sẵn, phần cắt sẽ là đỉnh để trồng cây. Hoặc bạn cũng có thể để trẻ cắt theo những đường đã vẽ, kẻ sẵn.
Bước 3: Sử dụng băng keo băng qua bốn cạnh ở đầu vừa cắt của hộp sữa như trên hình.
Bước 4: Sử dụng màu vẽ hoặc giấy dán trang trí theo ý bạn và con bạn muốn cho chiếc hộp.
Bước 5: Dùng tuốc nơ vít chọc lỗ thoát nước ở dưới cùng của hộp. Cách làm này giúp cây trồng trong hộp sữa dễ thoát nước hơn.
Bước 6: Đổ đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào trong những chiếc hộp sữa ở trên.
Bước 7: Cùng bé trồng cây giống hoặc gieo hạt vào những chiếc hộp đã chuẩn bị và gieo hoặc trồng theo hướng dẫn cùa từng loại rau, quả, hoa.
Nên đặt chúng ở những cửa sổ đầy nắng và đặc biệt những mảnh vỏ hộp sữa cắt bỏ đi ở trên có thể được đặt ở dưới đáy để bảo vệ bề mặt bên dưới.
Lưu ý, nên tưới lượng nước vừa đủ để vừa giữ ẩm cho đất, vừa tránh trường hợp nước nhiều trào ra nhà.
Chính những trải nghiệm cùng thiên nhiên này sẽ giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu về tên, hình dáng, màu sắc của các loại rau, quả. Đây là điều mà trẻ khó có thể hiểu được một cách sâu sắc qua lý thuyết từ sách vở hay trên lớp.




Phương pháp mới sàng lọc mầm bệnh trong đất và nước

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ben-Gurion và Viện công nghệ Massachusetts đã phát triển được công nghệ chi phí-hiệu quả cực nhạy để sàng lọc mầm bệnh vi khuẩn trong không khí, đất, nước và sản phẩm nông nghiệp chỉ trong vòng 24h.

khoahocTS. Ezra Orlofsky, trưởng nhóm nghiên cứu nói: “Việc phát hiện nhanh và đáng tin cậy mầm bệnh có trong các mẫu vật tại hiện trường là quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh và quan trắc môi trường. Các phương pháp hiện nay được áp dụng cho thực phẩm, nước hoặc trong y tế phụ thuộc vào các kỹ thuật nuôi cấy cần nhiều thời gian và nhân lực, trong khi các hoạt động như chăn nuôi bò sữa và xử lý nước thải đòi hỏi phải theo dõi liên tục mầm bệnh trong các mẫu vật môi trường”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà khoa học đã xác định chính xác vi khuẩn có trong các mẫu đất thu thập từ môi trường trong vòng 24h, trong khi sử dụng các phương pháp truyền thống phải mất từ 4-5 ngày và cần phân loại. Nhóm nghiên cứu đã nhận diện thành công Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đôi khi dẫn đến tử vong, có trong các sol khí bắt nguồn từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Phương pháp mới là cách tiếp cận diện rộng để phát hiện nhanh, hiệu quả và tin cậy các sinh vật gây bệnh có mật độ tương thấp trong các mẫu vật môi trường.
Để đánh giá công nghệ, một loạt mẫu vật môi trường bao gồm các sol khí, các loại đất khác nhau, nước thải và bề mặt rau quả (cà chua), được tăng số lượng Salmonella enterica và/hoặc Pseudomonas aeruginosa. Các nhà nghiên cứu đã chọn những mầm bệnh này vì chúng là những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu, có tiềm năng sống sót cao trong môi trường và được xem là khó phát hiện chính xác khi chúng có nồng độ thấp.
TS. Orlofsky cho biết: “Khi được áp dụng cho các mẫu vật tại hiện trường, phương pháp của chúng tôi vượt trội hơn so với các phương pháp thông thường, đồng thời phát hiện các mầm bệnh trong một ngày nhận mẫu. Vì thủ tục sàng lọc tập trung và tiết kiệm này cho chúng ta biết chính xác nơi cần xem xét trong 1 ngày, do đó, chúng tôi không cần theo dõi hàng trăm mẫu trong vài ngày”.
Mặc dù việc phát hiện vi khuẩn trong các mẫu đất, nước và thực vật có độ nhạy cao, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng cần có các bước bổ sung để cải thiện hơn nữa khả năng phát hiện như nồng độ thấp của mầm bệnh trong các sol.
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị trong tương lai nên áp dụng phương pháp này cho các mầm bệnh khác như Legionella pneumophilia, (Legionnaire’s Disease), Staphylococcus aureus (Staph infection) và Campylobacter jejuni, nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.




Phân hữu cơ với cây trồng

Phân hữu cơ là nguồn dinh dưỡng quý giá và rẻ tiền, tốt cho cây trồng nông nghiệp cũng như hoa kiểng. Nhưng có lẽ do tập quán canh tác và cách dùng phân hữu cơ cũng có nhiều điểm bất tiện nên có nơi chưa được người nông dân quan tâm dù là nguồn phân hữu cơ rất nhiều và tương đối rẻ.

u-phan-chuong nenVùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước được thiên nhiên ưu đãi nước ngọt gần như quanh năm, đất đai màu mỡ nhờ phù sa của sông Tiền sông Hậu bồi đắp. Nhớ lại khoảng hơn 40 năm về trước, quê tôi vùng cù lao An Hóa nông dân chỉ làm một vụ lúa mùa mỗi năm, thời gian còn lại trồng rau màu hoặc cho đất nghỉ. Phù sa sông Tiền nuôi cây lúa xanh tốt quanh năm không cần phân tro gì cả. Vườn cây ăn trái cam, quýt, dừa… hàng năm chỉ cần hốt lớp phù sa bồi lắng dưới mương vườn thoa lên liếp trồng cây một lớp mỏng là cây trái trũi cành.
Phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, thân cây bắp đậu số ít dùng trong chăn nuôi trâu bò số còn lại đốt bỏ. Các chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm gần như cũng ít được quan tâm sử dụng cho việc ủ phân hữu cơ sử dụng trong trồng trọt. Đất đai màu mỡ, cây tốt mịt mờ thì đâu cần dùng đến phân bón. Chỉ có những người trồng rau màu thì có dùng ” phân diêm” ngày nay gọi là ure hay phân đạm, lúc cây còn nhỏ và sử dụng phân cá khô ( phụ phẩm của ghe đánh cá) để bón ruộng dưa khi có trái. Dưa hấu được bón bằng phân cá khô xẻ ra ruột đỏ hồng, khô ráo và nhiều ” cát” chưng Tết ra giêng vẫn không hư.
Ngược thêm ít chục năm về trước nữa nghe các bậc ” lão nông tri điền” kể lại chuyện phân bón như đùa. Các hãng nhập cảng  phân bón không làm sao bán được phân cho nông dân miền Tây,  vì họ sợ xài phân hóa học làm ” chai” đất. Các hãng phân bèn nghĩ ra cách đem phân đổ xá ngoài đình làng ai muốn dùng thử cứ ghánh vô tư. Cũng không ai quan tâm. Đến khi vô tình thấy phân chảy cả ra ngoài sân đình làm mấy bụi cỏ lên xanh um. Ông già thằng bạn bèn ghánh thử một ghánh ra rải cho đám ruộng gò xơ xác. Ít lâu sau lúa lên xanh mịt. Thấy ngon ăn , ông âm thầm ghánh hết số phân còn lại đổ ra vùi lên đám ruộng. Hỡi ơi! chỉ ngày sau lúa hãm phân héo queo chết sạch trơn!
Người xưa thiếu kinh nghiệm không “Coi kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng!” mà phân có bao bì đâu để coi nên lúa chết cũng là bình thường. Còn ta xài phân bón nhiều nhưng vẫn làm chết cây hoài vì bón phân… quá liều!. Nông dân mỗi năm làm ba vụ lúa, cây trồng thì tăng năng suất cho trái nghịch vụ, đất không có thời gian nghỉ. Phù sa bị mấy cái đập thủy điện thượng nguồn chặn dòng về cũng ít. Muốn cho cây tốt phải xài phân hữu cơ lẫn vô cơ dưới bón trên xịt tới đâu thì tới.
Lúc mới vô nghề cây kiểng đi theo mấy bậc lão thành học hỏi cách trồng. Thấy mấy vị bằm đất phù sa lấy ở bờ ruộng trộn với rơm mục thêm rễ dừa mục lót đáy chậu cho dễ thoát nước để trồng kiểng. Thứ hỗn hợp này trồng cây bền nhưng lâu phát lại nặng nề kiếm nhiều cũng khó.  Sau thấy mấy anh xứ Cái Mơn dùng trấu tươi, mụn dừa tươi trồng Mai vàng ngon lành khiêng vác nhẹ nhàng lại học hỏi làm theo. Chỉ một thời gian, thấy trồng cách này phải dùng phân thuốc liên tục theo không xiết.
Mụn dừa lúc đó  mới có không ai biết xài. Mấy cơ sở đánh chỉ lén đem đổ bỏ trôi lình bình ô nhiễm cả khúc sông Thơm. Nay xuất khẩu được ra nước ngoài trồng cây giá cả ngày càng mắc. Những năm nước mặn xâm nhập sâu, mấy cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa dùng nước mặn dưới sông phun lên vỏ dừa trước khi dánh chỉ làm đám mụn dừa nhiễm mặn. Báo hại mấy ông làm nghề hoa kiểng, cây giống nhìn đám cây chết mà không biết tại sao!.
Nhiều người chơi cây dùng cách “trung dung” là trộn thêm đất và phân hữu cơ vào chất trồng mụn dừa trấu tươi. Phân hữụ cơ dễ tìm nhất là phân bò và phân gà, phân cút do mấy con nàỵ người ta nuôi nhiều. Phân gà phân cút sử dụng dễ bị… hàng xóm phản ứng vì nặng mùi và nhiều ruồi. Phân bò thì nhiều vô số, lái vô bao để sẵn, muốn mua bao nhiêu alo là có người chở đến tận nhà.
Phân bò ngày xưa người ta hốt đổ vô hầm cả năm mới xúc bán một lần, phân đã hoai mục nên có thể sử dụng ngay. Giờ thương lái mua nhiều phân ….không kịp hoai. Xuống xứ Ba Tri gần như nhà nào cũng có nuôi vài con bò. Phân bò vô bao đỏ may miệng cứ đi một đoạn ngắn là thấy một đống chất ngay ngắn bên đường chờ đưa lên xe tải lớn chở ra miền Đông bán cho nhà vườn bón cho cây công nghiệp tiêu điều…
Mỗi sáng người ta hốt phân bò tươi trong chuồng trộn với tro đống un đuổi muỗi hồi đầu hôm cho ráo rồi đổ ra sân phơi khô, tới chiều xúc vô bao may miệng vài hôm đủ số là xuất bán.Tiền bán phân cũng là khoản đáng kể cải thiện kinh tế gia đình. Phân này dùng bón trực tiếp một ít cho cây trồng dưới đất thì không sao, chứ không xử lý ủ cho hoai mà trộn trực tiếp vào mụn dừa vô chậuu tưới nước một hổi là nó trở thành phân tươi quến với mụn dừa như cục sình, trồng cây gì cũng chết!. Lại thêm bò ăn cỏ có cả hạt nên chỉ vài ngày là cỏ lên xanh um làm không xuể.
Mấy loại phân hữu cơ vi sinh vô bao bán ở mấy đại lý phân bón làm từ phân gà muốn xài cho cây kiểng cũng nên thận trọng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nhất là hàm lượng đạm có trong phân. Một số nơi làm ăn chụp giật xử lý phân chưa thật hoai rờ vô bao phân còn nóng hổi bón vô là tiêu. Hoặc người ta trộn thêm phân vô cơ vào để tăng hàm lượng đạm cho cây nhanh tốt dễ bán, giống như thuốc tán trộn “đề xa” của mấy ông lang băm! bỏ quá liều là cây héo queo liền.
Vậy nên ai chê lạc hậu thì chịu, tui vô phân cho cây chỉ theo cách cũ cho chắc ăn. Nếu muốn thử nghiệm phân bón hữu cơ cũng như vô cơ hoặc chất trồng mới phải cẩn thận từ từ rút kinh nghiệm. Chứ cứ nhè lấy mấy cây kiểng cưng mà mang ra làm chuột bạch thí nghiệm thì e là rút được kinh nghiệm sâu sắc thì… không còn cây nào để mà thi triển “chân tài thực học!”



Trồng rau chân vịt trong chậu


Rau chân vịt, hay còn gọi là cải bó xôi hay rau bina, là một loại rất dễ trồng và lớn nhanh. Thời gian để thu hoạch rau chân vịt là sau 35 – 50 ngày, tùy thuộc vào từng loại. Rau chân vịt có thể được chế biến thành các món xào, canh, salad với hương vị thanh mát và nhiều dưỡng chất. Trồng rau chân vịt trong chậu không quá khó, mọi người có thể tự trồng trong chậu tại nhà.

rau bina nenNơi trồng
Rau chân vịt sinh trưởng tốt ở các vùng khí hậu lạnh và ấm, thậm chí là vùng có sương giá vừa phải. Rau chân vịt ưa độ ẩm, đất mùn, đất màu mỡ với nhiều chất hữu cơ. Tuy nhiên, rau vẫn có thể sống tốt trong đất có cát ở những vùng có lượng mưa lớn nhưng phải có hệ thống thoát nước tốt.
Trồng cây
Trước tiên, cần mua hạt giống rau chân vịt chất lượng. Chuẩn bị đất và chậu trồng và chuẩn bị gieo hạt.
Cách 1: Gieo hạt thưa và tỉa lá ăn dần
Gieo hạt rau chân vịt sâu khoảng 6 mm và khoảng cách giữa các hạt là 5 cm. Sau đó tưới nước cho cây và đặt ở khu vực có ánh nắng vừa phải như ở hiên nhà hay ở trên bàn bếp cạnh cửa sổ có ánh sáng. Khi cây nảy mầm và cao khoảng chừng 10 – 15 cm, tỉa lá to ăn dần. Chú ý tưới nước sạch hàng ngày để cây phát triển nhanh.
Cách 2: Gieo hạt dày và thu hoạch các cây non
Chuẩn bị chậu có đất ẩm để rắc hạt rau chân vịt đều lên mặt đất. Đặt chậu ở khu vực có ánh sáng vừa phải, tương tự như cách gieo hạt thưa. Chờ cho đến khi cây cao khoảng 10 cm, tỉa các cây to ăn trước hoặc nhổ cây theo thứ tự. Mọi người cũng có thể nhổ cây, rửa sạch và bảo quản trong tủ lạnh ăn một vài ngày. Các cây non thường thích hợp làm các món salad và món hấp. Các cây lá to trưởng thành thường thích hợp làm các món xào.
Chăm sóc, thu hoạch
Bắt ốc sên ăn rau, tưới nước giấm pha loãng để phòng ngừa nấm bệnh gây hại cho cây. Có thể thu hoạch rau chân vịt khi lá của rau dài khoảng 10 – 18 cm và khi cây có từ 6 – 8 lá trở lên.
Lợi ích từ rau bina mang đến
- Chống ung thư và chống viêm: các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau bina có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư. Cũng trong một nghiên cứu gần đây cho biết, ăn rau bina có thể hạn chế được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Hạn chế béo phì: các khoáng chất trong rau bina giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao. Một chế độ ăn uống giàu tính axit có thể gây ra béo phì và các chứng bệnh khác. Bảo vệ mắt: các carotenoid được tìm thấy trong rau bina bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.Chắc xương: một chén rau bina tươi (hoặc 1/6 cốc rau bina nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau bina giúp bạn có hệ xương chắc khỏe.
Những lưu ý khi dùng rau bina
Cẩn thận với bệnh sỏi thận: rau bina chứa nhiều axit oxalic. Do đó, nếu mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau bina. Một chú ý khác cần quan tâm là không nên chế biến rau bina chung với các loài hải sản vì axit oxalic sẽ làm giảm việc hấp thụ kẽm và canxi trong thức ăn.




Bệnh lở cổ rễ trên cây hành non

Bệnh thắt gốc (hay còn gọi là bệnh lở cổ rễ) đã xuất hiện trên cây hành ở các xã Nam Trung và Quốc Tuấn (Nam Sách, Hải Dương).

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương, hiện nay bệnh thắt gốc (hay còn gọi là bệnh lở cổ rễ) đã xuất hiện trên cây hành ở các xã Nam Trung và Quốc Tuấn. Nguyên nhân do một số loại nấm tồn tại sẵn trong đất hoặc hành giống xâm nhập vào cây hành non làm hành có hiện tượng héo rũ rồi chết.
Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân tuyệt đối không được tưới thúc đạm u-rê hoặc phun phân bón lá có chứa đạm cho cây hành giai đoạn này vì hành non rất mẫn cảm với đạm, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, nông dân cần nhổ bỏ, tiêu hủy ngay những cây hành đã bị thối nhũn, hạn chế đưa nước vào tưới rãnh tránh bệnh lây lan ra diện rộng. Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện cần hướng dẫn nông dân sử dụng những loại thuốc đặc hiệu đã đăng ký để trừ bệnh thối nhũn trên hành như Kamsu 8WP, Kozuma 8SL, TilSom 400 SC đúng liều lượng và hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.



Hoa bảo vệ khổ qua

Vận dụng mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” đang được phổ biến đại trà và giành được kết quả khả quan, mới đây một nhóm nghiên cứu thuộc khoa công nghệ sinh học của Trường đại học mờ Tp.HCM đã thực hiện đề tài: “Thành phần sâu hại và thiên địch trong mô hình trồng bổ sung hoa và cây khổ qua”.

bo chamKết quả việc thí nghiệm trồng bổ sung hai loại hoa Sao nhái và Ngũ sắc trên rầy Khổ qua (còn gọi là Mướp đắng với tên khoa học Momordicơ chơmntia L.) cho thấy hoa đã thu hút được một số loài thiên địch như: Bọ rùa, nhện bắt mồi, Ong ký sinh đến tìm nguồn dinh dưỡng và trú ngụ; đặc biệt, sự hiện diện của hai loại hoa này đã giúp gia tăng vòng đời và tăng sức sinh sản của Ong ký sinh, góp phần thành công trong phong trào tổng hợp một số sâu hại bọ cánh vẩy; giúp cho sự thụ phấn của Khổ qua; loai Bo ngựa gần như kiểm sóat chặt chẽ  các loại Rệp hai Khổ qua… Nổi bật là màu vàng của  hoa Sao Nhái va hoa Ngũ sắc đã thu hút manh các loai Bo Rùa, mà theo ghi nhận Bọ rùa Coccinellids, Harmonia axyridischiếm đa số trong các loai thiên đich.Thí nghiệm này cũng một lần nữa khẳng định vai trò của hệ sinh thái trên các vườn  canh tác nông nghiệp trong việc duy trì các loại  thiên địch, han chế sử dụng thuốc bao vệ thực vật để phát triển nền nông nghiệp bền vững.





 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons