Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Bón Lót Cho Khoai Tây

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
khoai tay
Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5,86 kg N; 1,11kg P­2O5; 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N; 17 kg P­2O5; 134 kg K2O. Ngoài ra khoai tây còn lấy đi từ đất 19 kg CaO, 16 kg MgO. Tính ra để đảm bảo khoai tây có năng suất 15 tấn củ /ha với hệ số sử dụng phân bón trung bình là 50% thì cần bón cho 1 ha là 382 kg urê, 204 kg supe lân, 448 kg KCl.
Cũng như các loại cây có củ khác, khoai tây có nhu cầu đối với kali rất lớn và tỷ lệ cân đối đạm-kali cần được đảm bảo. Bón cân đối đạm-kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ là 47-102%, với hiệu suất là 1kg KCl cho 64-88 củ khoai tây. Do hiệu lực của phân kali lớn như vậy, cho nên ở những nơi thiếu phân kali cần tăng cường bón các loại phân bón giàu kali như phân chuồng, rơm rạ, tro bếp để bổ sung kali cho cây.
Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, lại trồng vào vụ đông có nhiệt độ tương đối thấp nên phân hữu cơ phát huy tác dụng chậm và có những hạn chế, vì vậy bón phân vô cơ cho khoai tây là rất cần thiết.
Phân chuồng bón cho khoai tây cần được ủ hoai mục để có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho khoai tây nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp của mùa đông, đồng thời có tác dụng cải thiện các đặc tính vật lý của đất, làm tốt hơn chế độ không khí trong đất.
Thời kỳ bón phân cho khoai tây có ý nghĩa rấtlớn. Nếu bón không đúng lúc, bón muộn có thể dẫn đến cây tốt lá mà hình thành củ rất ít, củ lại nhỏ.
Thông thường, phân chuồng, phân lân được bón lót toàn bộ. Phân đạm cần được bón sớm, bón tập trung. Có thể bón lót 20% lượng phân đạm. Số còn lại chia ra bón 2 lần: sau khi mọc 15 ngày và 30 ngày, kết hợp với vun gốc.
Lượng phân bón cho khoai tây thay đổi tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên  cần đảm bảo cân đối giữa N, P, K. Tỷ lệ thích hợp cho khoai tây là: 1:0,5:1-1,25.
Lượng phân bón bình quân cho 1 ha khoai tây là: N: 120 kg; P2O5: 60kg; K2O: 120-150kg
Tính ra là : 260kg urê + 300kg supe lân+ 200-250kg KCl.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trồng Khoai Tây Bằng 'Hạt' Nhân Tạo

Hàng trăm “hạt” giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình nghiên cứu, loại “hạt” này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình thường.
khoai tay
iến sĩ Nguyễn Tiến Thịnh (Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) cho biết: Mỗi năm nước ta sản xuất hơn 10 triệu củ khoai tây giống, trong đó Đà Lạt chiếm quá nửa bởi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp.
Tuy nhiên, năng suất khoai tây thấp, chất lượng củ giống còn kém và tỉ lệ củ mang mầm bệnh khá cao bởi chưa có quy trình sản xuất tiên tiến. Để nâng cao chất lượng củ giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, sản xuất “hạt” khoai tây nhân tạo; đồng thời kích thích sinh trưởng bằng kỹ thuật bức xạ hạt nhân”.
Một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan… đã tiến hành kích thích giống cây trồng bằng phóng xạ khiến hạt nảy mầm với tỉ lệ cao, sức sinh trưởng mạnh nên năng suất gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nguồn xạ thường có hốc chiếu, thiết bị chiếu với không gian hạn chế nên chỉ có thể chiếu cho những đối tượng có kích cỡ nhỏ như hạt bắp, hạt lúa mì, hạt bắp cải…
“Làm sao cho củ khoai tây có kích cỡ tương đương như hạt để có thể xử lý bằng phóng xạ?” – TS Thịnh cùng các cộng sự trăn trở và đã dày công nghiên cứu thiết lập hệ thống trồng trong ống nghiệm để tạo ra những cây khoai tây có bản chất di truyền và sinh lý như nhau. Sau đó kích thích sinh trưởng quần thể cây này bằng bức xạ gamma liều thấp (từ 50 -300 rad) rồi xử lý kỹ thuật để tạo ra củ khoai tây với kích thước bằng cỡ hạt đậu xanh nhưng tiềm năng sống mạnh mẽ.
Những củ “siêu bi” này được đưa ra sản xuất thủy canh trên cát tạo củ bi giống sạch bệnh hoặc cũng có thể trồng trực tiếp ngoài đồng. Để tạo củ khoai tây giống, củ khoai tây bình thường khi đưa ra nhân giống chỉ đạt 2,5 củ bi, trong khi “hạt” khoai tây nhân tạo đạt 6,2 củ và không hề bị bệnh hại.
“Hạt” khoai tây nhân tạo còn có ưu điểm khó bị tổn thương khi vận chuyển vì có một lớp da bao bọc bên ngoài, có thể cất giữ khá lâu ở nhiệt độ thấp (4-6oC).
Năng suất tăng từ 1 đến 2 lần
Trồng khoai tây bằng loại “hạt” chỉ bé như hạt đậu xanh là chuyện quá lạ lẫm không chỉ với những bác nông dân chân lấm tay bùn. Thế nên không ít người ngạc nhiên, ngờ vực.
Anh Võ Khương (36 C Nguyễn Công Trứ, phường 8, Đà Lạt) cũng không phải là ngoại lệ. Thế nhưng sau một vụ thực nghiệm, đến mùa thu hoạch, anh phấn khởi cho biết: Bình quân năng suất một bụi khoai tây trồng bằng “hạt” nhân tạo là 1,3kg, có bụi lên tới 1,5kg - 2kg, tăng từ 1-2 lần so với việc trồng bằng giống khoai tự nhiên.
Trồng khoai tây bằng “hạt” nhân tạo sạch bệnh, chất lượng cao, giá thành hạ… là hướng đi mới mở ra nhiều triển vọng cho nông dân và các cơ sở sản xuất, nhất là ở những vùng chuyên canh khoai tây để chế biến khoai sấy khô xuất khẩu.
TS Thịnh lưu ý, việc chiếu xạ bằng gamma tuy đã tạo điều kiện thuận lợi để “hạt” khoai tây tồn tại ở môi trường bên ngoài với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng cũng cần một số biện pháp bổ trợ bởi “hạt” mỏng manh, dễ bị mất nước và là miếng mồi béo bở của vi sinh vật.
Trước khi mang “hạt” ra trồng cần xử lý lạnh từ 4 - 6oC trong vòng một tuần, sốc nhiệt 38oC trong vòng hai ngày (mô phỏng mô hình “ba sôi hai lạnh” mà nông dân vẫn thường dùng) hoặc xử lý bằng một số loại axit và chất bảo vệ thực vật.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Kỹ Thuật Đặt Khoai Tây Giống

Khoai tây là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ, có thể trồng khoai tây trên chân đất đồng cao hoặc đồng trũng nhưng phải có điều kiện tưới tiêu nước chủ động.
khoai tay
Tranh thủ nước rút, đất đạt độ ẩm phù hợp (75-80%), bóp đất đã tơi nên trồng khoai tây ngay. Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 20 đến 25cm, rộng 1,2m.
Củ khoai tây phát triển hướng lên bề mặt luống. Vì vậy, cách đặt củ khoai tây giống lúc trồng và độ sâu vun luống có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng khoai cuối vụ. Cách đặt khoai giống đúng kỹ thuật như sau: hướng của mắt, của mầm củ tạo thành một góc 45o-60o so với mặt phẳng nền ruộng trồng khoai là tốt nhất. Đặt cách này làm mặt cắt của củ giống bị bổ thoát hơi nước tốt bề mặt nên ít bị thối củ giống, mặt khác gốc của mầm củ nằm sâu vừa phải trong lòng luống khi củ hình thành và phát triển nên không bị hở trên mặt đất lúc củ to sắp thu hoạch.
Tuy nhiên, để bảo đảm năng suất, chất lượng khoai cao bà con cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khác như chọn loại đất phù hợp, mua được giống khoai tốt, sạch bệnh; bổ củ khoai tây giống đúng kỹ thuật; bón phân cân đối; phòng trừ sâu, bệnh kịp thời...



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bón Phân Hữu Cơ Cho Cải Ngọt



Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sự sinh trưởng, năng suất, chất lượng cải ngọt (Brassica integrifolia) đã được nhóm nhà khoa học gồm Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Phạm Thanh Bình, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thí nghiệm trong khuôn khổ chương trình "Sản xuất cải ngọt sinh học bằng phân hữu cơ Kim Điền".

Bón Phân Hữu Cơ Cho Cải Ngọt

Thí nghiệm tiến hành tại Nông trại thực nghiệm, Trường Đại học Cần Thơ. Đất thí nghiệm là đất phù sa ven sông hơi chua pH = 5,3, hàm lượng N tổng số khá 2,34%, carbon hữu cơ khá cao 2,64%. Cải ngọt Tosankan (Brassica integrifolia) có chu kỳ sinh trưởng khoảng 40 ngày được sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc tính của cải là có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa mưa. Phân hữu cơ vi sinh dạng viên của Công ty TNHH Kim Điền có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, với N là 2,1%, P2O5 là 0,167% và K2O là 0,68% được bón trong thí nghiệm. Các dụng cụ đo lường được sử dụng như : Máy đo diệp lục tố Chlorophyll Tester FHK-CT 102, tủ sấy và các dụng cụ cần thiết khác.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lập lại, mỗi lô có diện tích là 22,5m2( 4,5x5m), với 6 nghiệm thức là 6 liều lượng bón của phân hữu cơ vi sinh dạng viên Kim Điền. Nghiệm thức 1: Đối chứng, không bón phân hữu cơ. Nghiệm thức 2: Bón 0,1 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 3: Bón 0,5 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 4 : Bón 1T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 5: Bón 5 T/ha phân hữu cơ. Nghiệm thức 6: Bón 10 T/ha. Mật độ cấy là 25 x 25 cm. Phân hóa học được tưới bổ sung theo công thức 31–14–7 (N-P2O5–K2O) (kg/ha). Thời điểm 5 ngày sau khi cấy, tất cả các lô thí nghiệm được tưới phân urê với liều lượng là 20g/thùng 20 lít, mỗi lô tưới 6 thùng. Sau khi cấy (SKC) 20 ngày, tưới phân NPK (16N–16P2O5–8K2O) (kg/ha) với liều lượng là 26g/thùng 20 lít, mỗi lô tưới 6 thùng. Có được làm 2 lần bằng tay lúc 10 và 20 NSC. Phòng ngừa sâu bệnh bằng các loại thuốc Sherpa 25 ND và Ridomil 240 EC. Tưới nước đầy đủ cho thí nghiệm

Kết quả của nhóm sau khi đã tiến hành nghiên cứu cho thấy Bón phân hữu cơ viên vi sinh Kim Điền từ 1ha trở lên làm gia tăng chiều cao cây, số lá/cây và dẫn đến tăng năng suất cải ngọt Tosankan. Trung bình mỗi tấn phân làm tăng 3,31 T/ha cải tươi. Nếu giá 1kg phân bằng với giá 1kg cải, thì bỏ ra một đồng vốn bón phân sẽ thu được khoảng 2,3 đồng lời. Năng suất và sự tích lũy N trong cây cải ngọt Tosankan ngày càng tăng khi bón liều lượng phân hữu cơ gia tăng.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Kỹ Thuật Trồng Cải Ngọt An Tàn



Cải ngọt là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều, đặc biệt là trong vụ đông xuân.

Cải ngọt

Chọn đất và làm đất: Chọn vùng đất cao ráo, loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ có cấu tượng tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước để trồng. Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, để khô nỏ và đập nhỏ rồi lên luống. Tránh để đất to khi gieo hạt sẽ khó nẩy mầm và cây phát triển kém. Luống trồng cải thích hợp có chiều rộng khoảng 1m, lên luống cao 20cm, mùa mưa có thể cao 25cm, rãnh luống rộng 30cm để dễ thoát nước, tránh úng ngập. Mỗi sào Bắc bộ (360 m2) cần bón lót khoảng 300-500 kg phân chuồng hoai mục, nếu không có phân chuồng có thể dùng 15-20 kg phân vi sinh loại đảm bảo chất lượng. Sau khi đã bón lót phân chuồng đều khắp trên mặt luống, ta dùng đất bột lấp lại một lớp mỏng để đến khi gieo hạt giống không bị tiến xúc trực tiếp với phân dễ ảnh hưởng đến sự nẩy mầm và sinh trưởng của cây sau này.

Gieo hạt và chăm sóc: Hạt giống cải ngọt hiện được bán rộng rãi ở các cửa hàng kinh doanh hạt giống rau ở các địa phương. Hạt giống được đóng gói trong bao bì nilon có in cách gieo trồng, chăm sóc, với lượng giống từ 50g đến 100g/túi, rất thuận tiện cho bà con nông dân. Khi gieo hạt cần gieo thành từng nắm nhỏ và gieo đi, gieo lại vài lần cho đều. Lượng hạt giống cần gieo cho mỗi sào Bắc bộ là từ 200-250g. Sau khi gieo xong cần phủ lên mặt luống một lớp tro bếp vừa giữ ẩm, vừa tránh kiến tha hạt. Tiếp theo ta phủ một lớp rơm rạ đã được phơi khô, cắt dài khoảng 5cm để giữ ẩm cho hạt, tránh xô hạt khi ta tưới sau này và nhằm hạn chế cỏ dại phát triển. Tưới nhẹ và giữ cho mặt luống luôn đủ ẩm thường xuyên cho hạt nhanh nẩy mầm và cây nhanh phát triển. Sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày cây có chiều cao từ 10-15cm. Cải ngọt là cây chứa lượng nước rất cao nên càng đủ nước cây càng tươi tốt, nhanh lớn, thân lá căng, mọng, chất lượng cao. Giai đoạn này cây đã được 10 ngày tuổi, đến lúc thu hoạch chỉ còn 15-20 ngày nữa ta cần kiểm tra ruộng cải xem cây có phát triển đều không. Nếu dầy quá hoặc xuất hiện những cây bị sâu bệnh thì tỉa bớt. Nếu có sâu cuốn lá xuất hiện thì có thể phun thuốc trừ sâu vi sinh. Nếu thời tiết hanh khô nên tưới nước 2 lần/ngày, còn trời mưa thì 4 ngày tưới/lần. Việc bón thúc giai đoạn này cũng nên dùng phân vi sinh hòa loãng và tưới vào gốc, không nên tưới lên lá. Ba ngày tưới phân loãng một lần và ngừng tưới phân, phun thuốc trước khi thu hoạch 1 tuần.

Thu hoạch: Khi ruộng cải đã được khoảng 30 ngày tuổi, các cây phát triển căng, mọng, cây đạt từ 35-40cm, thì cũng là lúc ta có thể thu hoạch. Dùng dao cắt bỏ phần gốc, phơi cải dưới nắng nhẹ trước khi bó khoảng 1-2 giờ cho cây bay bớt hơi nước tránh dập, gẫy khi vận chuyển đi xa. Với cây cải ngọt từ khi gieo đến lúc thu hoạch trong khoảng 30 ngày, nếu chăm sóc tốt ta có thể thu hoạch được từ 600 đến 800 kg thậm chí tới 1 tấn/sào Bắc bộ.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317






Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi

Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.Cà chua Chery tuy quả nhỏ, nhưng dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao.
ca_chua_bi_
Cà chua bi
ca_chua_bi
Cách trồng cà chua bi

Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:
  • Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
  • Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
  • Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.
  • Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
  • Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm urę. Trộn đều các loại phân nói trên rồi bón đều vào hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ. Bón thúc nên chia làm 4 lần: Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngày, tưới 2 kg đạm urę hoà với nước phân chuồng pha loãng. Thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ. Thúc lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc. Thúc lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.
  • Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.
  • Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mà thu hái theo yêu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát
1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:
  1. Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 - 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 - 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm.
  2. Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.
Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30oC trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ <10oC vì hạt phấn bị lép.

Cà chua nở hoa và bung phấn bắt đầu từ 7 - 9am. Muốn rung cây để thụ phấn cho cà chua, bà con phải rung rinh vào thời điểm 8 - 9am. Sớm hơn cũng chả đậu quả mà muộn hơn cũng chả ăn thua
2. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên aboxinh:
Cà chua bi có thể gieo bằng hạt của quả tươi hoặc hạt giống đã qua xử lý. Tuy nhiên nếu trồng bằng hạt của quả tươi cây sẽ gầy, phát triển cao hơn, quả nhiều nước, không ngon như quả trồng hạt F1 đồng thời cây chóng tàn sau một vụ quả --> nên gieo bằng hạt giống đã qua xử lý.

Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước 2 sôi 3 lạnh 1 đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới ẩm. Hoặc có thể ủ hạt vào bông gòn đến khi thấy hạt nảy mầm thì đem gieo. Nếu gieo vào cốc nhỏ thì đợi cây khoảng 10 - 15cm thì xúc cả bầu đất đưa sang thùng trồng để cây không bị đứt rễ.

Trong quá trình trồng không có chăm sóc gì đặc biệt. Tưới nước thường, thỉnh thoảng tưới nước gạo hoặc nước bã đậu pha loãng. Nếu có nước dinh dưỡng thì tuần tưới 1 lần. Chú ý ngắt bớt lá để cây tập trung vào quả. Nếu trồng thùng xốp không nên để cây cao quá. sẽ cao rất nhanh, phát triển về cành, tuy vẫn có quả nhưng không năng suất.
3. Kinh nghiệm về giống cà chua của "chuyên gia hội trồng rau" hngat74
Giống bầu, bí, mướp mà bà con nông dân tự để giống là giống địa phương nên sẽ mất dần đặc tính tốt. Bác để ý mà xem, giống mướp hương của HN giờ sắp tuyệt chủng, quả béo tẹo bằng ngón tay út đến nơi rồi ạ. Để có được giống tốt, tụi em đây lại đang phải chọn tạo lại đấy ạ. Ngay giống đậu trạch, đậu bở và cải củ của HN, bà con cũng tự để giống lại nên năng suất không cao, quả xốp, ăn không giòn, xơ cao, thịt ít. Hơ hơ hơ, nhờ thế chúng em mới có việc để làm, nhà nước mới trả tiền cho chúng em phục tráng lại giống đấy ạ. Các bác nhớ cà chua ta ngày xưa không? Quả nhỏ như ngón chân cái, lại chua loét. Cà chua, bầu, bí, ... các bác đang chén toàn loại nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài đấy ạ. Hiện giờ, VN hầu như chưa có dòng bố mẹ đâu ạ. Mới chỉ có PGS.TS Nguyễn Hồng Minh tìm ra dòng bố mẹ cà chua để sản xuất hạt lai F1, nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện rộng rãi trên thị trường.

Các cụ nông dân có để giống cũng phải có kinh nghiệm cao trong việc chọn quả để giống. Bác nào không tin, cứ thử để lại giống vài vụ xem ... sẽ biết ngay mà !

"Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống" của các cụ rất đúng nhưng là đúng với các cụ, còn tụi em thì giống được đặt lên hàng đầu vì tụi em tạo ra được giống chịu hạn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Ghép Trái Vụ Ở Đồng Bằng Sông Hồng

1. Giống
tomato
Cách trồng cà chua ghép trái vụ
bao quan ca chua
Cà chua
- Sử dụng các giống cà chua chống chịu bệnh virut, có khả năng ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện nhiệt độ cao như VL 3500, VL 642, Savior, DV 2926, Kim cương, Trang nông 05… làm ngọn ghép.
- Gốc ghép là giống cà tím EG 203.
2. Thời vụ trồng
Từ ngày 15/5 đến 15/9, tập trung chủ yếu vào tháng 7 - 8.
3. Làm đất
Cày hoặc cuốc đất, phơi ải ít nhất 1 tuần. Làm đất tơi xốp rồi lên luống; mặt luống rộng 90 - 100 cm; rãnh rộng 35 - 40 cm, sâu 30 - 35 cm. Trước khi trồng, phủ mặt luống bằng màng nilon phủ đất màu đen có ánh bạc ; nếu phủ bằng rơm rạ thì phủ sau khi trồng để tăng độ ẩm, giảm cỏ dại…
4. Bón phân
- Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân. Có thể kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa các axit amin như Agrodream, WEHG…
- Lượng phân bón cho 1 sào (360 m2) như sau:
+ Bón lót: trước khi trồng 3 - 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali trộn đều hoặc 150 kg hữu cơ vi sinh bón vào hốc.
+ Bón thúc lần 1: sau khi trồng 3 ngày, bón 30 - 40 kg phân vi sinh Biogro hoặc tưới các chế phẩm kích thích ra rễ xung quanh gốc.
+ Bón thúc lần 2: sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK đầu trâu hoà nước tưới xung quanh gốc.
+ Bón thúc lần 3 sau trồng 35 ngày; lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau trồng 70 - 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali +2 kg NPK đầu trâu hoà nước tưới xung quanh gốc.
+ Bón thúc bằng phân bón lá có hàm lượng vi lượng cao như Botrac, HK… sau trồng từ 5, 20, 35, 50 ngày.
5. Kỹ thuật trồng
- Khoảng cách: hàng cách hàng 65 - 70 cm, cây cách cây 45 - 50 cm; mật độ 900 - 1.000 cây/360 m2.
- Trồng cây vào chiều mát, khi trồng và quá trình chăm sóc không vun đất cao quá vết cây ghép.
- Sau trồng, dùng que tre cắm để buộc cây bằng dây mềm giữ cho cây không bị lay vết ghép.
- Cắm giàn ngay sau khi trồng (đối với đất phủ nilon) hoặc cắm khi cây cao 50 – 60 cm (đối với đất phủ rơm rạ).
6. Chăm sóc
a. Tưới nước
- Sau khi trồng phải tưới nước ngay, dùng gáo tưới cách hốc từ 7 - 10 cm cho đến khi cây hồi xanh hoàn toàn.
- Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, tưới rãnh từ 7 - 10 ngày/lần.
b. Tỉa chồi
- Tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên.
- Khi trên cây đạt số chùm hoa cần thiết thì bấm ngọn và những chồi nách không cần thiết.
7. Sử dụng thuốc đậu quả
Trong điều kiện trồng cà chua trái vụ, sử dụng thuốc đậu quả như CPA, GA3 nồng độ 10 - 15 ppm để phun hoặc nhúng lên chùm hoa. Trong quá trình phun, chú ý không để thuốc bắn lên ngọn sinh trưởng của cây.
8. Phòng trừ sâu bệnh chủ yếu
a. Đối với bệnh
- Luân canh các cây trồng khác họ.
- Làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ngụ của sâu bọ trưởng thành. Nhổ bỏ những cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh.
- Bón phân cân đối giữa các nguyên tố đa lượng NPK, không bón quá nhiều đạm.
- Bệnh virut: Dùng bẫy dính màu vàng, phun dầu khoáng SK, Selecron, Actra diệt bọ phấn để hạn chế sự lây lan của virut. Khi phát hiện cây bị bệnh virut, cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin.
- Bệnh cháy lá: Khi bệnh mới xuất hiện, phun thuốc Rhidomin, Score, Daconil, Kocide, Champion, Zineb, Benlate… kết hợp tỉa bỏ các lá bệnh, tưới đủ ẩm, bón vôi.
- Bệnh thán thư, mốc xám lá: Khi cây còn nhỏ đến cây 50 ngày tuổi, sử dụng thuốc Score, TriB1 phun vào gốc, cách 20 ngày phun 1 lần.
b. Đối với sâu
- Sâu vẽ bùa: Phun Polytrin, Ofunack khi sâu mới xuất hiện. Ngắt bỏ các lá bị hại nặng tập trung đem chôn để giảm thiểu nguồn gây hại.
- Sâu đục quả: Có thể phun một trong các loại thuốc sau: Sherpa, Sumialpha, Cidi, Sumicidin… nên luân phiên thay thuốc để sâu không quen thuốc, ngừng phun khi chuẩn bị thu quả. Nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học BT, Centary, Depel, thuốc điều hoà sinh trưởng như Atabron, Nomolt, Mymi… phun khi sâu tuổi nhỏ. Kết hợp bắt sâu, ngắt bỏ ổ trứng, hái quả bị sâu đục đem chôn hoặc ủ phân. Trên ruộng xuất hiện cả sâu, bệnh, có thể kết hợp phun thuốc sâu và thuốc bệnh, không pha chung các thuốc gốc đồng như Kocide, Champion.
Chú ý: Nồng độ, liều lượng, thời gian và cách phun phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc.
9. Thu hoạch
- Thu hoạch đúng lúc khi cà chua chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, không để quả giập nát, sây sát. Dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả; sau đó xếp quả vào các thùng gỗ nhỏ, bảo quản nơi thoáng mát.
- Nếu thời tiết quá nóng hoặc mưa nhiều nên thu quả ở giai đoạn xanh già hoặc bắt đầu chín để tránh tình trạng mưa nhiều làm nứt quả hoặc quả nám do nắng. Sau khi thu hoạch đưa quả về nơi thoáng mát, sử dụng ethrel để rấm chín quả.v

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trái Vụ

Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh, đã ghép cà chua trên gốc cà tím. Cụ thể là chọn giống cà chua Savior ghép trên gốc cà tím EG 203. Cây cà chua lai mang đặc tính của cây cà tím thân cứng, bộ rễ phát triển khoẻ, khả năng chống bệnh nở cổ rễ, bệnh héo xanh, héo rũ rất tốt… phần ngọn là giống cà chua cũng nở hoa, kết trái như cà chua thông thường. Khi cà chua được ghép trên cà tím sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cây khoẻ chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là thích hợp với các loại hình thái thời tiết khác nhau, phù hợp để sản xuất trái vụ.
cach ca chua trai vu
Cách trồng cà chua trái vụ
ca chua-sau duc trai


Cà chua
Kỹ thuật trồng giống cà chua ghép này không khó, bà con dễ tiếp thu nếu tuân thủ đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Đất cày xong phơi khô 1 tuần, làm luống rộng từ 90 - 100 cm, sâu 30 - 35 cm. Khoảng cách giữa các hàng 65 - 70 cm, mật độ 900 - 1.000 cây/sào, mỗi cây cách nhau từ 45 - 50 cm. Trồng cây vào chiều mát, khi trồng và chăm sóc không vun đất cao quá vết cây ghép.
Sau khi trồng nên dùng dây mềm buộc cây vào que tre để giữ cho cây không bị lay vết ghép và phủ rơm rạ trên luống để tăng độ ẩm và giảm cỏ dại. Thường xuyên tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh, chồi nách không cần thiết. Phân bón cho cà chua nên sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân.
Để phòng trừ và giảm bớt sâu bệnh bà con nên làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ngụ của sâu bọ trưởng thành. Nhổ bỏ những cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh. Bón phân cân đối giữa các nguyên tố đa lượng NPK, không bón quá nhiều đạm.
Trồng cà chua trái vụ bằng giống cà chua ghép trên gộc cà tím cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất trung bình đạt 1,5 – 2 tấn. Nếu như trồng chính vụ chỉ cho thu nhập 5 – 6 triệu/sào nhưng khi trồng trái vụ đạt từ 12 – 15 triệu đồng/sào. Từ đó, có thể nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống cà chua lai.
Sản xuất thành công giống cà chua lai đã tạo được vùng sản xuất cà chua an toàn cho năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống cà chua truyền thống. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.v


Kỹ Thuật Ghép Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ

Chuẩn bị cây ghép
benh heo ru
Cây cà chua bị bệnh héo rũ
bao quan ca chua
Cà chua
Thành phần gồm giá thể đất tơi xốp không bị nhiễm phèn, mặn phối trộn với cám dừa, tro trấu (tỉ lệ 1-1-2). Sau đó cho vào một cái vỉ có chia lỗ sẵn (vỉ 84 lỗ). Nếu gốc ghép là cà chua kháng bệnh thì hột ngọn và hột gốc gieo cùng ngày, nếu gốc ghép là cà tím kháng bệnh thì hột giống gieo trước hột ngọn 7 ngày để tương xứng thân ghép sau này. Khi gieo hột vào vỉ phủ lớp đất mỏng lên mặt, đậy chồng các vỉ đã gieo lên nhau để giữ độ ẩm, mỗi sáng tưới sương nhẹ 1 lần, sau 3 ngày thấy mầm trắng nhú lên thì để trong nắng râm.
Theo anh Dùng, trong giai đoạn này nên đề phòng một số bệnh như: lở cổ rễ, thối gốc, chết héo cây con... Khi cây mới nhú mầm, cần phun định kỳ 5-7 ngày/ lần một số loại thuốc sau: Folpan, Rampark, Validacine, Metaxyl,... Sau 15- 20 ngày có thể tiến hành ghép.
Các bước ghép
Cây ghép phải khô ráo, dùng lưỡi lam tiệt trùng bằng cồn 700, cắt vát thân cây cà kháng bệnh phía trên 2 lá mầm (lấy phần gốc) và cắt vát thân cà kháng bệnh phía dưới 2 lá thật (lấy phần ngọn), rồi dùng ống nhựa (Đài Loan) khô ráo đường kính 1.5mm ghép dính vào nhau. Lưu ý đối với gốc ghép cà tím kháng bệnh nếu cắt dưới 2 lá mầm sẽ bị bất lợi do quá gần mặt đất, rễ bất định không phát triển mạnh. Đối với gốc ghép cà chua kháng bệnh nên cắt dưới 2 lá mầm nhằm loại bỏ chồi dại.
Những ngày đầu sau khi ghép, nên phun mù thường xuyên và để ngoài ánh sáng yếu. Sau 3 ngày ghép, phun 2,5g phân nước urê để dưỡng lá, sau 5 ngày pha thêm 7g (20-20-15) giúp cây phát triển mạnh. Nên ngưng phân từ 2-3 ngày trước khi đem trồng.
Theo anh Dùng, huyện Vũng Liêm và Bình Tân là 2 địa phương được chọn trồng thử nghiệm. Kết quả rất bất ngờ, kháng bệnh héo xanh gần như hoàn toàn, kháng bệnh khảm từ 90- 95%, trong khi giống cà không ghép mắc 2 bệnh này từ 70- 80%, có những ruộng chết toàn bộ. Ưu điểm giống cà ghép là cho trái đều, giữ cuống lâu, vỏ dày bảo quản lâu nên giá thành cao hơn cà thường. Năng suất bình quân từ 3- 5 kg/ cây, cá biệt có nơi 7 kg/ cây. Thân cây cao từ 1,2- 1,3m nên thời gian thu hoạch có thể từ 4- 5 tháng. Thiết nghĩ, trong lúc nhà vườn luôn canh cánh nỗi lo héo rũ trên cà chua do vi khuẩn gây ra thì việc áp dụng biện pháp ghép là hướng đi thiết thực giúp kháng được bệnh héo rũ, hình thành vùng chuyên canh. Biện pháp này không dùng hóa chất an toàn cho người và môi trường, phù hợp xu thế phát triển thân thiện và bền vững.v


Quy Trình Sản Xuất Cải Bắp

Cải bắp là cây thích hợp với ánh sáng ngày dài nhưng có cường độ chiếu sáng yếu. Trong vụ Đông-Xuân của Đà Lạt có thời gian chiếu sáng ngắn (8-10giờ/ ngày) nên cải bắp sinh trưởng tốt, có nhiều khả năng đạt năng suất cao.
bap-cai trang
Cải bắp hay còn gọi là Bắp cải
ky thuat trong cai bap
Chăm sóc ruộng Bắp cải
 1. Giai đoạn vườn ươm
1.1/ Xử lý hạt giống  
Cần phải xử lý hạt giống trước khi gieo để phòng trừ một số bệnh hại có thể lây nhiễm qua hạt như phấn trắng, thối gốc… bằng cách ngâm hạt trong nước ấm khoảng 500C trong vòng 20 phút hoặc dùng thuốc Rovral 50WP, Ridomil 72MZ, với liều lượng 5g/100g hạt giống, trộn đều vào hạt giống trước khi gieo.
1.2/ Gieo hạt và chăm sóc cây con
Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18-20oC. Cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 15-18oC.
Gieo trong bầu, khay xốp: Hỗn hợp đất gieo ươm gồm đất mùn 2 phần, phân chuồng hoai mục 1 phần và 1–2% phân NPK 20.20.15. Đất cần xử lý bằng các loại thuốc như Benlat C, Monceren, Rovral, Nokaph để phòng trừ bệnh, tuyến trùng.
Gieo trên liếp: Làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, cào bằng mặt luống. Bón lót 2-5 kg phân chuồng, bón phân 50-60 g/1m2 đất ươm bằng phân NPK 20.20.15 trước khi gieo. Xử lý kỹ bằng các loại thuốc BVTV như trên để phòng trừ dịch hại. Gieo hạt trên liếp phải tủ 1 lớp cỏ hoặc rơm rạ khi cây vừa mọc thì giở bỏ lớp rơm rạ này ra. Phun phòng bằng các loại thuốc như Zineb 80WP, Mancozeb 80WP, Ridomil 72MZ, Rovral 50WP nồng độ 2-3% để phòng trừ bệnh thối gốc, phấn trắng, chết rạp cây con… Khi cây con có đủ 5-6 lá thật thì nhổ cây đem trồng.
2. Trồng ra ruộng sản xuất
2.1/ Làm đất, bón phân
Rãi vôi đều trên ruộng, sau đó cày xới kỹ ở độ sâu 20-25cm.Cần xử lý bằng Sincosin (30ml/10 lít nước), Nokaph (20ml/10 lít nước). Mùa mưa lên luống cao 20 cm, mùa khô 10-15cm.
Độ ẩm đất thích hợp từ 75-85%, độ ẩm không khí đạt 80-90%. Đất quá ẩm (>90%) trong vài ngày thì sẽ gây nhiễm độc cho bộ rễ vì phải làm việc trong điều kiện yếm khí.
Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa được bồi hàng năm và có độ pH >7. Tuy vậy, có những loại đất có pH 5,5-6,7 đều trồng được cải bắp.
2.2/ Mật độ, khoảng cách
Vụ Đông-Xuân: 50 x 50 cm (khoảng 33.000cây/ha); Vụ Hè-Thu: 50 x 60 cm (khoảng 30.000 cây/ha).
Chú ý chọn cây khoẻ, đồng đều, sạch sâu bệnh để trồng. Giữ ẩm cho cây đủ điều kiện bén rễ tốt sau trồng.
3. Bón phân, chăm sóc
Cải bắp đòi hỏi đất có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, phải đảm bảo đủ phân bón lót và bón thúc là yếu tố cơ bản để đạt năng suất cao.
Lượng phân tổng số tính cho 1 ha: 30-40 m3 phân chuồng, 1000-1500 kg vôi, 300 kg lân vi sinh (LVS), 250 kg N, 150 kg P2O5, 200 kg K2O. Đối với phân vô cơ, có thể dùng phân đơn chất hoặc phức hợp cân đối theo lượng trên.
Loại phân
Tổng lượng phân bón
Kg (nguyên chất)/ ha
Bón lót
Bón thúc
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Phân đạm
250
60
70
70
50
Phân lân
200
140
-
60
-
Phân kali
200
50
50
50
50
  
3.1/ Bón lót trước khi trồng
Bón toàn bộ phân chuồng, vôi, lân vi sinh, 25%N, 70% P2O5, 25%K2O.
Phân chuồng và lân vi sinh có thể rải đều bón cùng vôi khi làm đất. Phân hoá học bón vào rãnh, đảo trộn thật đều và tưới cho tan một ngày trước khi trồng.
3.2/ Bón thúc
Lần 1: 7-10 ngày sau trồng. Bón 25%N, 25%K2O. Trộn đều, rải phân cách gốc cây 10-15 cm, xăm xới vun nhẹ mặt luống, kết hợp làm cỏ. Tứơi đẫm sau khi bón cho tan phân.
Lần 2: 25-30 ngày sau trồng. Bón 30%P2O5 còn lại, 25%N, 25%K2O. Trộn đều, bón cách gốc cây 20 cm. Kết hợp làm cỏ, vun nhẹ. Tưới đẫm cho tan phân.
Lần 3: 40-45 ngày sau trồng. Bón hết số phân đạm và kali còn lại. Rải phân đều giữa hai hàng cây. Tưới đẫm.
Trong thời gian sinh trưởng có thể phun thêm các loại phân bón lá như Agrostime, Atonik, Miracle-Gro, MX1 theo nồng độ khuyến cáo. Sau mỗi lần bón thúc, phun phân vi lượng có chứa các thành phần Mg, Mn, Fe, Mo, Cu. Ngưng dùng phân bón lá và vi lượng khi cây bắt đầu cuốn.  
4. Phòng trừ sâu bệnh
Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây, thường xuyên dọn vệ sinh đồng ruộng, nên có chế độ luân canh hợp lý giữa các cây trồng khác họ. Theo dõi thường xuyên để phát hiện sâu bệnh xuất hiện trên cây và có biện pháp trừ diệt kịp thời. Các lọai sâu bệnh thường gặp:
4.1/ Sâu hại
Các loại sâu ăn lá chủ yếu có Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đục nõn (Hellula undalis)…Thường xuyên kiểm tra phát hiện ngắt ổ trứng và bắt giết sâu non tuổi nhỏ. Khi sâu phát sinh nhiều có khả năng gây hại rõ rệt thì dùng thuốc phun trừ.
Đối với các loại sâu ăn lá, dùng chủ yếu các chế phẩm vi khuẩn như Bacillus thuringiensis (BT) như Biocin, Delfin, Dipel, Vi-BT, NPV…, thuốc thảo mộc như Neem, chế phẩm Abamectin như Vertimec 1,8EC, Vibamec 1,8EC, Tập kỳ 1,8EC, Abatin, Silsau 1,8EC; 3,6EC…Có thể sử dụng luân phiên xen kẽ với một số loại thuốc hóa học khác như Peran, Sherpa, Polytrin, Trebon…
Rệp cải (rầy mềm, Brevicoryne brassicae): Ngắt bỏ lá già vàng úa, lá bị rệp nhiều. Dùng các loại thuốc như Sherpa, Polytrin, Trebon…
Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu non sống trong đất, cắn phá gốc cây con. Phòng trừ chủ yếu là làm đất kỹ, xới xáo đất và làm sạch cỏ dại, đào bắt sâu non quanh gốc cây bị hại. Khi cần thiết có thể phun bằng các loại thuốc như Sherpa, Polytrin, Sumi alpha, Padan…Rải thuốc sâu dạng hạt xuống đất tuy có hiệu quả tốt nhưng dễ làm ô nhiễm đất và rau nên hạn chế sử dụng.
Phòng trừ sâu tơ và sâu hại khác:
Biện pháp nông học: Vệ sinh đồng ruộng tốt. Cày lật đất sớm để diệt bớt trứng, nhộng, sâu non và hạn chế mầm bệnh. Luân canh với cây trồng khác họ. Tưới nước bằng phương pháp phun mưa và phun thuốc diệt sâu vào buổi chiều tối. Có thể quây lưới cao 1,5-2 m để hạn chế sâu bay nhiễm từ vườn khác.
Dùng nông dược: Sâu tơ có trên đồng ruộng quanh năm và rất nhanh quen thuốc, vì vậy khi sử dụng các loại thuốc cần theo các nguyên tắc sau:
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và chỉ phun thuốc khi mật độ sâu non trung bình 2 con/cây ở giai đoạn 2-3 tuần sau trồng, 3 con trở lên ở gian đoạn 4-7 tuần sau trồng. Không phun thuốc đặc hiệu trị sâu tơ khi sâu chưa xuất hiện ở các ngữơng trên.
- Phun luân phiên thay đổi thuốc ở các nhóm hoạt chất khác nhau và không dùng bất cứ loại thuốc nào 2 lần liên tiếp để diệt trừ.
- Giai đoạn sớm trước 50 ngày sau trồng, sử dụng chủ yếu thuốc nội hấp, lưu dẫn. Giai đoạn sau dùng các loại có tác dụng xông hơi, tiếp xúc nhanh phân giải và thuốc vi sinh (xem giới thiệu của nhà sản xuất);
- Ngưng phun thuốc ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch.
4.2/ Bệnh hại
Bệnh chết cây con do nấm (Rhizoctonia solani):Xới đất, vun gốc kịp thời, khi bệnh phát sinh phun các loại thuốc như Monceren, Anvil, Validacin,Topsin M…
Bệnh sưng rễ (do nấm Plasmodiophora brasicae): Bón vôi để tăng pH đất có tác dụng hạn chế nấm bệnh. Trước khi trồng xử lý thuốc Nebijin 0,3DP. Khi bệnh phát sinh loại bỏ kịp thời các cây bị bệnh, rắc vôi vào gốc, dùng các loại thuốc như Mexyl-MZ, Ridomil Gold, Plant, Aliette hoặc tưới thuốc gốc đồng quanh gốc. Ruộng bị bệnh cần luân canh cây trồng khác họ.
Bệnh thối nhũn (do vi khuẩn Erwinia carotovora): Lên luống cao cho thoát nước. Không bón nhiều phân đạm, thường xuyên cắt bỏ lá già úa ở gốc, phun ngừa bằng các loại thuốc gốc đồng như Kasuran 47WP, Cuprimicin 81WP, Cuproxate 345SC, COC 85, Kocide 53,8DF…Ruộng bị bệnh nặng có thể trồng luân canh cây khác họ.
Phòng trừ một số bệnh chính:
Bệnh đốm cháy lá và thối nhũn vi khuẩn: Phun Funguran (20gr/10 lít nước), Score (10ml/10 lít nước), Kocide 53.8DF (20gr/10 lít nước).
Bệnh đốm vòng: phun Benlate C (20-30gr/10 lít nước), Rovral (10gr/10 lít nước);
Bệnh thối hạch (bông gòn): phun Topsin M (20gr/10 lít nước), Anvil 5SC (10 ml/10 lít nước), Kasuran 47WP (25g/10 lít nước). Khi bệnh chớm xuất hiện, rắc vôi bột quanh gốc và tỉa bỏ lá bệnh.
5. Thu hoạch
Thu hoạch khi cây đã cuốn chặt. Trước thu hoạch 2 ngày, tưới nước sạch rửa bớt đất cát bám trên cây và phun nước vôi 1% (lọc lấy nước trong) đều trên cây để trung hoà dư lượng nông dược còn lại và diệt bớt vi khuẩn. Một ngày trước khi thu, tứơi rửa cây bằng nước sạch. Khi thu hoạch hạn chế làm chấn thương, dập nát bắp. Xuất hàng theo yêu cầu đóng gói bao bì, vận chuyển của khách hàng.

Quy Trình Trồng Cải Bắp

1. Chọn thời vụ và giống trồng:
trong cai-bap
Cải bắp hay còn gọi là Bắp cải
trong cai-bap
Chăm sóc ruộng Bắp cải
1.1. Chọn thời vụ:
*Đông Xuân:
- Gieo sớm: Vào tháng 10 - 11 dương lịch thu hoạch vào tháng 1. Cải trồng chủ yếu trên đất có cơ cấu nhẹ, thoát nước tốt và không bị ngập bị ngập úng. Canh tác vụ này đỡ công tưới nước, ít sâu, giá bán cao nhưng năng suất thấp.
- Gieo chính vụ: Vào tháng 11 - 12 và thu hoạch vào tháng 2 dương lịch (Tết Nguyên Đán). Đầu vụ còn mưa cần làm giàn che cây con và đánh luống thoát nước tránh ngập úng. Cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh.
- Gieo muộn: Vào tháng 12 - 1, trồng tháng 1- 2 và thu hoạch vào tháng 3 - 4 dl, vì trời không mưa nhiệt độ cao lượng nước cung cấp cho Cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ.
*Hè Thu: Vụ hè Thu gieo tháng 4 - 5 thu hoạch vào tháng 7 dl, vụ này có mưa nhiều nên giảm được công tưới nước, nhưng sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thối nhũn.
1.2. Giống trồng:
Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ.
- K.K.cross: Là giống lai F1của nhật được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng các tỉnh phía Nam từ tâu đời, thời gian thu hoạch 75 - 85 ngày, năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha.
- Newtop: Là giống lai F1, thời gian từ cấy đến thu hoạch 75 - 85 ngày, năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha.
- Asia cross: Giống lai F1 nhập nội, giống này thu hoạch chậm hơn K.K.cross 3 -5 ngày, nhưng năng suất khá hơn.
2. Chuẩn bị cây con:
- Lượng hạt giống cần thiết để cung cấp đầy đủ cho 500 m2 đất trồng là 25 g. Gieo hạt trong bầu đất hay gieo trên liếp ươm có khả năng tiết kiệm 1/2 lượng hạt giống.
Chú ý : Xử lý cây con trong vườn ươm.
Trồng cải bắp hàng kép
3. Chuẩn bị đất:
Trồng đất nhiều sét cần lên liếp cao 20 - 40 cm, rộng 60 - 80 cm nếu trồng hàng đơn và 1 - 2 m nếu trồng hàng kép, khoảng cách cây trên hàng 50 - 60 cm. Tuỳ giống, mùa vụ và độ phì nhiêu của đất mà bố trí mật độ trồng từ 850 - 1.250 cây/ha (17.000 - 25.000 cây/ ha) cho thích hợp.
4. Bón phân:
Loại phân
Tổng lượng phân bón
Kg (nguyên chất)/ ha
Bón lót
Bón thúc
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Phân đạm
250
60
70
70
50
Phân lân
200
140
-
60
-
Phân kali
200
50
50
50
50
5. Chăm sóc:
-Tưới tiêu nước: Vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè nếu tưới thùng có thể tưới thùng có thể tưới 2 -3 lần trong ngày, tưới phun máy mỗi ngày 1 lần. Nếu tưới thấm, nước được dẫn từ sông vào rãnh giữa các liếp Cải giúp tưới thấm một phần. Khi Cải còn nhỏ rễ ăn nông, tát lên liếp để tưới.
Làm cỏ, xới gốc: Trong thời gian canh tác nên làm cỏ 2 lần, thường làm cỏ kết hợp với bón phân thúc, xới gốc phá váng và đánh bỏ lá già để chân cải được thoáng, sâu bệnh không ẩn nấp.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Các loại sâu ăn lá chủ yếu có Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đục nõn (Hellula undalis)…Thường xuyên kiểm tra phát hiện ngắt ổ trứng và bắt giết sâu non tuổi nhỏ. Khi sâu phát sinh nhiều có khả năng gây hại rõ rệt thì dùng thuốc phun trừ.
Đối với các loại sâu ăn lá, dùng chủ yếu các chế phẩm vi khuẩn như Bacillus thuringiensis (BT) như Biocin, Delfin, Dipel, Vi-BT, NPV…, thuốc thảo mộc như Neem, chế phẩm Abamectin như Vertimec 1,8EC, Vibamec 1,8EC, Tập kỳ 1,8EC, Abatin, Silsau 1,8EC; 3,6EC…Có thể sử dụng luân phiên xen kẽ với một số loại thuốc hóa học khác như Peran, Sherpa, Polytrin, Trebon…
Rệp cải (rầy mềm, Brevicoryne brassicae): Ngắt bỏ lá già vàng úa, lá bị rệp nhiều. Dùng các loại thuốc như Sherpa, Polytrin, Trebon…
Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu non sống trong đất, cắn phá gốc cây con. Phòng trừ chủ yếu là làm đất kỹ, xới xáo đất và làm sạch cỏ dại, đào bắt sâu non quanh gốc cây bị hại. Khi cần thiết có thể phun bằng các loại thuốc như Sherpa, Polytrin, Sumi alpha, Padan…Rải thuốc sâu dạng hạt xuống đất tuy có hiệu quả tốt nhưng dễ làm ô nhiễm đất và rau nên hạn chế sử dụng.
Phòng trừ sâu tơ và sâu hại khác:
Biện pháp nông học: Vệ sinh đồng ruộng tốt. Cày lật đất sớm để diệt bớt trứng, nhộng, sâu non và hạn chế mầm bệnh. Luân canh với cây trồng khác họ. Tưới nước bằng phương pháp phun mưa và phun thuốc diệt sâu vào buổi chiều tối. Có thể quây lưới cao 1,5-2 m để hạn chế sâu bay nhiễm từ vườn khác.
Dùng nông dược: Sâu tơ có trên đồng ruộng quanh năm và rất nhanh quen thuốc, vì vậy khi sử dụng các loại thuốc cần theo các nguyên tắc sau:
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và chỉ phun thuốc khi mật độ sâu non trung bình 2 con/cây ở giai đoạn 2-3 tuần sau trồng, 3 con trở lên ở gian đoạn 4-7 tuần sau trồng. Không phun thuốc đặc hiệu trị sâu tơ khi sâu chưa xuất hiện ở các ngữơng trên.
- Phun luân phiên thay đổi thuốc ở các nhóm hoạt chất khác nhau và không dùng bất cứ loại thuốc nào 2 lần liên tiếp để diệt trừ.
- Giai đoạn sớm trước 50 ngày sau trồng, sử dụng chủ yếu thuốc nội hấp, lưu dẫn. Giai đoạn sau dùng các loại có tác dụng xông hơi, tiếp xúc nhanh phân giải và thuốc vi sinh (xem giới thiệu của nhà sản xuất);
- Ngưng phun thuốc ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch
7. Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và mùa trồng. Thu hoạch khi bắp cuộn chặt, 2 lá úp ngoài mặt căng, bắp phát triển đầy đủ, mặt bắp bóng láng và lá gốc bắt đầu vàng. Nếu thu hoạch sớm lá chưa cuốn chặt, năng suất kém. Nếu thu hoạch muộn bắp nứt nẻ, kém phẩm chất. Nên thu hoạch vào lúc trời mát hay buổi chiều, có thể thu hoạch 2 đợt nếu bắp tăng trưởng không đều. Năng suất cải bắp 20 - 35 tấn/ha tùy giống và mùa vụ.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons