Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Bệnh Mốc Sương Khoai Tây

Bệnh mốc sương khoai tây thường gây hại trên đối tượng cây họ cà (khoai tây, cà chua, ớt,…) gây thiệt hại lớn về kinh tế, năng suất thu hoạch có thể giảm từ 30-70%.
trong khoai tay
Hình minh họa
1.Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh mốc sương gây ra do nấm phytophthora thuộc bộ sương mai, lớp nấm tảo khuẩn gây ra.
Sự phát sinh bệnh phụ thuộc nhiều vào điều kiện ẩm độ và nhiệt độ.
- Trong điều kiện ẩm độ cao > 80% mà nhiệt độ thấp 12-200C thì bào tử nấm trực tiếp sinh ra bào tử động.
- Trong điều kiện ẩm độ thấp mà nhiệt độ cao 22-240C thì bào tử nẩy mầm trực trực tiếp ra sợi nấm các sợi nấm tạo thành 1 lớp mốc trắng như sương muối ở dưới mặt lá (gọi là bệnh mốc sương).
- Các bào tử nấm có thể theo đường nước thấm sâu vào đất từ 6-20cm để lây nhiễm cho củ do đó củ càng nằm gần mặt đất càng dễ nhiễm bệnh nên cần phải vun cao luống hay xúc rò cao là biện pháp hạn chế bệnh xâm nhiễm củ.
- Nguồn bệnh có thể lây nhiễm từ vụ này sang vụ khác, từ tàn dư cây trồng hay củ giống.
2.Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh.
Bệnh mốc sương khoai tây thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ tương đối thấp từ 12-250C. Ban ngày trời mát, ấm, đêm lạnh mưa kéo dài, lá ướt có giọt nước, giọt sương đọng là các yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển nhanh.
Trong giai đoạn cây khoai sinh trưởng mạnh, lá giao tán, che phủ, củ non mới hình thành bệnh nhiễm nặng.
Mức độ nhiễm bệnh còn tuỳ thuộc vào giống, các giống khoai tây lá dầy, nhiều lông, tán gọn, thân đứng và trong cây có nhiều phytoalexin thì khả năng kháng bệnh cao. Hiện nay tại Đà Lạt có giống PO4 khả năng kháng bệnh khá tốt
3.Triệu chứng gây bệnh.
Trên khoai tây bệnh phá hoại tất cả các bộ phận trên và dưới mặt đất (lá, thân, cành củ) và kể cả lúc đang tồn trữ.
Trên lá: Đầu tiên ở mép lá sau đó lan rộng vào bên trong, vết bệnh có thể xâm nhiễm hết phiến lá và cả cuống lá, có màu nâu, trong điều kiện ẩm ước mặt dưới lá có phủ một lớp mốc trắng và khô cong lại khi trời khô lạnh.
Trên thân, cành: Vết bệnh hình bất định, màu nâu đen, phần mô bệnh bị teo lại hay lỏm vào do đó dễ gẫy hay thối mềm.
Trên củ: Vết bệnh màu nâu, nâu xám lan rộng và lõm sâu vào phần thịt củ trong điều kiện ẩm tạo thành lớp nấm trắng xốp, củ bị bệnh có thể bị teo khô hay thối ướt.
4.Biện pháp phòng trừ.
Cần áp dụng tốt biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Trồng mật độ thích hợp không nên trồng mật độ quá dày tạo tiểu khu lan có ẩm độ cao nấm dễ phát triển.
Giống cần chọn giống kháng bệnh.
Sử lý đất trước khi trồng: CuSO4 1-2kg/1000m2; vôi 100kg/1000m2.
Lên luống cao nhất là trong vụ mưa.
Thực hiện chế độ luân canh với các cây trồng khác họ.
Bón cân đối NPK. Tăng lượng phân Kali và Magie nhất là vụ mưa. Giảm đạm.
Sau khi thu hoạch cần làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng thu gom các tàn dư đem chôn, ủ hay tiêu hủy xa ruộng.
Khoai tây để giống cần phải được chọn kỹ theo nguyên tắc 4 tốt, không chọn những giống tại ruộng bị nhiễm bệnh.
Biện pháp hóa học:
Phun xịt luân chuyển các loại thuốc gốc đồng với các loại thuốc nhóm hóa học khác.
Thuốc gốc đồng: Champion, Coc 85, Kocide…
Thuốc gốc hóa học khác: Rhidomic, Macozeb, Anvil, Alictte,…


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons