Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng rau mùng tơi sạch

  Gần đây, xu hướng trồng rau bằng thùng xốp ở khu vực nội thành đang rộ lên do chất lượng rau, củ, quả ngoài chợ không đảm bảo. Dưới đây là những kỹ năng trồng cây rau mùng tơi cơ bản nhất.

Kỹ thuật trồng rau mùng tơi trong thùng xốp

Rau mồng tơi là loài rau xanh được trồng phổ biến tại nhà bởi kỹ thuật trồng cây khá dễ, dễ chăm bón, dễ tìm mua hạt giống hay cây giống. Chỉ với một chút chi phí bỏ ra ban đầu, người trồng sẽ có rau mồng tơi ăn thoải mái trong suốt vụ.

Kỹ thuật trồng rau mùng tơi

Các kỹ thuật trồng cây rau mùng tơi khá đơn giản

Quan trọng hơn, rau của nhà trồng được luôn đảm bảo được độ tươi ngon, an toàn vệ sinh mà không lo có thuốc kích thích giống như rau được bày bán ngoài chợ. Mồng tơi là loài rau xanh được ví như vị thuốc giải nhiệt mùa hè oi bức. Vào buổi trưa nóng nực, tô canh rau mồng tơi sẽ giúp cho cơ thể trở nên dịu mát hơn, chống táo bón và giải độc cho gan.

Chuẩn bị dụng cụ vật tư trồng rau mùng tơi sạch

Nếu ở nhà có mảnh đất sát tường chừng một mét vuông gần tường ngoài nắng, người trồng nên cho rau mồng tơi leo giàn là nhanh và đơn giản nhất. Với nhà đô thị, cây nên được trồng trong chậu hay khay xốp.

Chỉ cần chú ý 1 số kỹ thuật trồng cây cơ bản, người dân có thể tự trồng rau mùng tơi tươi ngon cho gia đình

 kỹ thuật trồng cây cơ bản, người dân có thể tự trồng rau mùng tơi tươi ngon cho gia đình

Người dân nên chuẩn bị chậu hoặc khay xốp, rổ nhựa có miệng càng rộng càng tốt và đáy sâu 12-15 cm. Các vật khác bao gồm: đất trồng rau ( nếu trồng theo phương pháp rau hữu cơ), và đất sạch ( nếu trồng rau an toàn), hạt giống rau mồng tơi , ít đất dinh dưỡng, hũ phân urê.

Gieo hạt và tưới nước khi trồng rau mùng tơi sạch

Nếu trồng trong khay hay chậu, người trồng cần cho đất trồng rau vào khay một lớp dầy 8 cm, rải hạt với liều lượng 10 gam hạt cho một khay xốp, rải đều trên mặt khay và phủ lên lớp đất mỏng 0,5 cm, sau đó tưới nước bằng vòi phun nhẹ đủ ẩm, ngày tưới 2 lần, khoảng 5-7 ngày hạt sẽ nảy mầm.

Nếu trồng đất cho leo dàn, người dân chỉ cần dùng 15-20 hạt rải thành một hàng và lấp đất lại, tưới nước ngày 2 lần, kiểm tra coi chừng côn trùng và ốc ăn hạt và lá non. Khi cây cao 20 cm, bà con nên làm giàn hay cây cho rau mồng tơi leo lên giàn.

Rau mồng tơi có thể trồng ở nơi nhiều nắng hay nắng một buổi, không nên trồng rau ở nơi bị che hết ánh nắng vì cây rau sẽ vóng cao, thân ốm, lá nhỏ lại. Vào mùa mưa, người trồng không nên tưới nhiều nước vì sẽ dễ làm úng cây rau; mùa nắng cây cần tưới 2 lần/ngày để luôn đủ độ ẩm.

Bón phân và thu hoạch khi trồng rau mùng tơi sạch

Nếu trồng trong chậu hay khay xốp, khi cây rau mồng tơi có 3- 4 lá thật, người trồng có thể tỉa bớt để ăn. Khi tỉa, người dân nên giữ lại cây rau theo hàng để cây có khoảng cách lớn thêm mà không bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng.

Cây trồng trong thùng xốp sẽ cho thu hoạch sớm hơn

Cây trồng trong thùng xốp sẽ cho thu hoạch sớm hơn

Sau khi tỉa thưa lần 1, cây cần được bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế 2-3 cm để rau không bị vàng lá. Người chăm cây có thể pha thêm một muỗng cà phê nhỏ phân urê cho 1 lít nước tưới cho rau lúc chiều mát để giúp lá rau mau nở to và xanh hơn.

Sau 25-30 ngày tiếp theo, khi rau mồng tơi cao được 35-40 cm là thời điểm người trồng cây có thể cắt lá để dùng. Khi cắt, người dân nên dùng dao bén và sạch cắt ngang thân, chừa lại cách đất 7-10 cm để rau mồng tơi cho tiếp lá kỳ sau. Mỗi khi cắt thu hoạch, cây cần được bón thêm lớp đất dinh dưỡng và chan thêm nước phân urê như lần đầu.

Riêng rau mồng tơi trồng giàn dưới đất, người trồng cần phải đợi rau bò ra nhiều nhánh, nhiều lá mới có thể cắt lá và đọt non. Hàng tháng, việc bón thêm đất dinh dưỡng một lần sẽ giúp lá rau xanh tốt hơn.

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng rau mùng tơi sạch

Nếu gặp trời mưa kéo dài, cây cần được tránh để nước mưa rơi trực tiếp vào lá rau mồng tơi, lá sẽ bị dập và thối nhũn hay bị vàng lá. Khi trồng, người dân nên vun đất cao thành ụ để gốc cây không bị đọng nước vào mùa mưa.

Cây trồng trong thùng xốp sẽ cho thu hoạch sớm hơn
Bát canh rau mùng tơi là biện pháp giải nhiệt hữu hiệu cho mùa hè

Vì trồng rau tại nhà không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên người trồng cần phải kiểm tra cây thường xuyên để bắt sâu và ngắt bỏ lá vàng lá bệnh. Rau mồng tơi là một trong những loại rau xanh dễ trồng, chăm sóc và ít bị sâu bệnh, mọi người có thể trồng thêm vài dây mướp hương kế bên giàn mồng tơi cho khu vườn rau tại nhà thêm phong phú.

Cách trồng rau không cần nắng kiểu Nhật

 Bạn sẽ có một góc vườn xinh xắn không cần dùng đất và có thể bố trí ở bất kỳ nơi nào trong nhà.


Cách trồng rau không cần nắng kiểu Nhật một công ty Nhật đã thiết kế sản phẩm giúp những người yêu thích rau xanh có được một khu vườn nhỏ trong nhà.

Giá nhà đất ở các thành phố của Nhật rất đắt đỏ nên không nhiều gia đình có sân vườn. Tuy nhiên, một công ty Nhật đã thiết kế sản phẩm giúp những người yêu thích rau xanh có được một khu vườn nhỏ trong nhà.

Thiết bị nhỏ gọn trồng cây dựa trên công nghệ trồng thủy canh bằng đèn led.
Thiết bị nhỏ gọn trồng cây dựa trên công nghệ trồng thủy canh bằng đèn led.

Với hình thức này, cây không cần đất mà chỉ cần sử dụng nước có pha chất dinh dưỡng để phát triển. Đèn led có thể điều chỉnh để cung cấp ánh sáng cho cây quang hợp.
Với hình thức này, cây không cần đất mà chỉ cần sử dụng nước có pha chất dinh dưỡng để phát triển. Đèn led có thể điều chỉnh để cung cấp ánh sáng cho cây quang hợp.

Bồn trồng rau được kết nối với điện thoại nên chủ vườn có thể nắm được thông tin chi tiết của khu vườn nhỏ như độ ẩm, nhiệt độ, lượng nước dinh dưỡng, ánh sáng...
Bồn trồng rau được kết nối với điện thoại nên chủ vườn có thể nắm được thông tin chi tiết của khu vườn nhỏ như độ ẩm, nhiệt độ, lượng nước dinh dưỡng, ánh sáng...

Bạn sẽ nhận thông báo qua điện thoại khi nào có thể thu hoạch rau.
Bạn sẽ nhận thông báo qua điện thoại khi nào có thể thu hoạch rau.

Sau khoảng một tháng, bạn có thể tỉa dần lá rau ăn dần mà không cần nhổ cả cây.
Sau khoảng một tháng, bạn có thể tỉa dần lá rau ăn dần mà không cần nhổ cả cây. Cách trồng thủy canh sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn.

Các loại cây thích hợp với hình thức này là rau diếp, mùi tây, các loại rau thơm...
Các loại cây thích hợp với hình thức này là rau diếp, mùi tây, các loại rau thơm...

Hiện tại, sản phẩm có số lượng hạn chế và giá thành cao: 360 USD.
Hiện tại, sản phẩm có số lượng hạn chế và giá thành cao: 360 USD.

Kỹ thuật cách trồng cà rốt mini

  Cà rốt từ xưa đến nay vốn nổi tiếng là loại thực phẩm dồi dào vitamin A, hàm lượng vitamin B1, C và B2 rất tốt cho mắt. Chỉ cần có kỹ thuật trồng cây đơn giản là các bà nội trợ đã có những chậu cà rốt mini vừa ăn vừa ngắm ngay tại nhà.

Cà rốt mini là loại rất thích hợp trồng trong chậu cho các bạn yêu làm vườn nhưng ở nhà phố. Với kỹ thuật trồng cây đơn giản, được trồng trong chậu, cà rốt mini cũng có thể làm đẹp thêm ban công của nhà bạn nữa .

Cà rốt mini (Finger Carrot) hình thái và đặc tính cũng giống như cà rốt thường nhưng kích thước củ chỉ nhỏ xinh như ngón tay, và đặt biệt là thích hợp với trồng chậu trong nhà phố. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ cái của nó. Cà rốt nổi tiếng vì là nguồn dồi dào vitamin A, hàm lượng vitamin B1, C và B2 rất tốt cho mắt.

Với kỹ thuật trồng cây đơn giản, mọi người sẽ nhanh chóng có được những vườn cà rốt nhỏ xinh ngay tại nhà
Với kỹ thuật trồng cây đơn giản, mọi người sẽ nhanh chóng có được những vườn cà rốt nhỏ xinh ngay tại nhà

Cà rốt tí hon ưa trồng ở nơi có nhiệt độ mát mẻ từ 16 - 21 độ C. Nếu nhiệt độ quá nóng thì cà rốt tí hon sẽ không ra củ hoặc củ bé. Nhiệt độ quá thấp thì củ sẽ không được đẹp và hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ kém.

Thời vụ trồng cà rốt tí hon cũng khá giống cà rốt thông thường. Bạn có thể trồng vào 3 vụ trong khoảng từ tháng 7 cho đến tháng 2 năm sau. Khoảng hơn 3 tháng trồng là bạn đã có thể thu hoạch cà rốt. Tuy nhiên theo kinh nghiệm bạn nên trồng vào tháng 9 tháng 10 và sau đó thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1.

Chuẩn bị khi trồng cà rốt mini

Đất trồng cà rốt mini

Cây cà rốt có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên rất cần đất tơi xốp để phát triển củ, thoát nước tốt. Lưu ý khi chọn đất là nếu trồng trên đất nhẹ, cát và các hạt thô nhiều thì hình thù của củ sẽ biến dạng, méo mó. Nếu trồng trên đất quá nặng (hàm lượng sét quá cao) thì có chiều hướng cây ra nhiều lá, khó ra củ.

Làm đất khi trồng cà rốt mini

Cây cà rốt có rễ và củ đều nằm dưới đất, do vậy trước khi trồng cà rốt bạn nên làm đất tơi xốp và lên luống.

Chậu trồng: Bạn chọn chậu có chiều cao tối thiểu từ 20-25cm để đảm bảo củ được phát triển tốt nhất.

Chọn chậu và đất trồng là khâu đầu tiên trong kỹ thuật trồng cây cà rốt tại nhà

Chọn chậu và đất trồng là khâu đầu tiên trong kỹ thuật trồng cây cà rốt tại nhà

Về hạt giống cà rốt tí hon hiện nay ở Việt Nam chưa có nơi sản xuất được do đó đều phải nhập từ nước ngoài. Bạn có thể tìm mua ở các của hàng bán hạt giống uy tín. Hiện giá loại cà rốt tí hon được bán với mức 50.000 đồng/gói 50 hạt và cho tỷ lệ nảy mầm rất cao.

Gieo hạt khi trồng cà rốt mini

Sau khi đã có hạt giống cà rốt bạn tiến hành bước tiếp theo là xử lý qua hạt giống giúp chúng đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Hạt cà rốt tí hon có vỏ và lông cứng, khó thấm nước nên bạn cần vò kỹ cho gãy hết lông cứng sau đó trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước giữ ẩm trong 2 - 3 ngày rồi đem gieo, hạt sẽ mọc đều.

Hạt giống cà rốt mini

Hạt giống cà rốt mini

Sau khi gieo hạt xong rắc một lớp đất mỏng lên hạt, bạn có thể dùng rơm rạ cắt nhỏ phủ đều lên và tưới ẩm. Để việc chăm sóc dễ dàng khi gieo hạt bạn nên gieo thành hàng ngang với khoảng cách 20cm. Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm để cà rốt mọc đều. Sau 1 tuần đến 15 ngày hạt sẽ mọc hết.

Chăm sóc khi trồng cà rốt mini

Điều kiện nhiệt độ khi trồng cà rốt mini

Nhiệt độ thích hợp để trồng cà rốt là từ 16 - 21 độ C, tuy nhiên giống cây này cũng có thể chịu được nhiệt độ cao từ 25 – 27 độ C, ở nhiệt độ thích hợp củ phát triển to, nhiệt độ cao thì củ bé. Nhiệt độ trên 27 độ C hoặc thấp dưới 15 độ C thì củ nhỏ, xù xì, màu đỏ nhạt, hàm lượng vitamin A trong củ thấp.

Tưới nước khi trồng cà rốt mini

Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm, thông thường chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ. Ở giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ vì thế bạn nên tưới hàng ngày.

Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây
Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây

Tỉa cây: Khi cây cà rốt đã mọc cao 5-7cm bạn nên tỉa bớt cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa. Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng dụng cụ làm vườn vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.

Thu hoạch khi trồng cà rốt mini

Sau khoảng 100 ngày từ khi gieo hạt, những lá bên dưới ngả vàng và lá non ngừng phát triển. Đây chính là thời điểm thích hợp cho bạn thu hoạch loại cà rốt dễ thương này. Nếu có ý định thu hoạch làm thức ăn bạn nên thu hoạch vào những hôm trời khô nắng sẽ giúp củ ngon và ngọt hơn.

Loại bỏ đất bám xung quanh củ và rửa bằng nước cho sạch bùn đất
Loại bỏ đất bám xung quanh củ và rửa bằng nước cho sạch bùn đất

Chỉ cần cầm phần gốc và lay nhẹ nhàng là đã có thể lôi được những củ cà rốt tí hon lên khỏi mặt đất. Sau khi nhổ lên bạn làm sạch đất bám xung quanh và rửa lại bằng nước sạch sau đó cắt bớt phần lá dài để chừa lại cuống khoảng 10cm.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Cách trồng hành lá trong khay đựng trứng

  Hành lá là thứ rau gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Ngoài công dụng trong nấu ăn, hành lá còn có nhiều tác dụng chữa bệnh hữu ích. Là loại rau "Thạch Sanh" dễ sống lại dễ trồng, chị em bận rộn đến mấy cũng có thể tự trồng một vài chậu tại nhà với cách trồng hành lá đơn giản dưới đây.

Chuẩn bị trồng hành lá trong khay đựng trứng: 

- Củ hành khô (củ không bị hỏng, mốc)

Trồng hành không cần đất, cây tốt vù vù cả nhà hái mỏi tay - 1

- 5 khay giấy đựng trứng

Trồng hành không cần đất, cây tốt vù vù cả nhà hái mỏi tay - 3

Cách trồng hành lá trong khay đựng trứng:

Trồng hành không cần đất, cây tốt vù vù cả nhà hái mỏi tay - 4

Đầu tiên, xếp chồng 5 khay đựng trứng khít lên nhau, ở mỗi ô nhỏ của khay đục một lỗ nhỏ để nước có thể ngấm đều các khay. 

Trồng hành không cần đất, cây tốt vù vù cả nhà hái mỏi tay - 5

Sau khi xếp xong, đặt vào mỗi ô một củ hành khô, đặt phần gốc hành xuống dưới, phần ngọn mầm hướng lên trên. Tưới nước giữa ẩm cho toàn bộ khay trứng đã đặt hành. Đặt những khay trứng này ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Trồng hành không cần đất, cây tốt vù vù cả nhà hái mỏi tay - 6

Tưới nước cho các khay trứng hai lần một ngày, nước ngấm vào các miếng giấy sẽ tạo môi trường ẩm để hành ra rễ và phát triển. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ có cả khay hành tươi tốt ăn mãi không hết. Lưu ý, nếu muốn sạch sẽ hơn, bạn có thể lót dưới các khay trứng tấm nhựa hoặc xốp để nước khi tưới không tràn ra ngoài.


Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Kỹ thuật trồng cây rau kinh giới

  Rau kinh giới có tên khoa học là Elsholtzia cristata. Đây là loài cây thân thảo thuộc họ hoa môi là một loại rau thơm và cây thuốc. Cây kinh giới rất dễ phát triển nên có thể mọc ở đồi núi, đất bỏ hoang, địa hình nhiều nắng, bờ sông hay trong rừng. 

Kinh giới có thân vuông, mọc thẳng, hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành. Cây chứa tinh dầu có vị cay, đắng, mùi thơm. Toàn thân cây rau kinh giới có thể nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt. Kỹ thuật trồng rau kinh giới rất dễ vì ít sâu bệnh, chăm sóc đơn giản lại cho thu hoạch nhanh chóng.

Kỹ thuật trồng rau kinh giới chữa nhiều bệnh tại nhà

Kỹ thuật trồng rau kinh giới chữa nhiều bệnh tại nhà.

Thời vụ trồng rau kinh giới

Trồng rau kinh giới có thể áp dụng quanh năm vì cây vốn thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. 

Lựa chọn giống rau kinh giới

Cây rau kinh giới có nhiều loại nhưng nên lựa chọn nơi uy tín, đảm bảo khỏe không sâu bệnh. Hạt phải chắc, độ nảy mầm cao.

Đất trồng cho cây rau kinh giới

Thành phần đất trồng thích hợp nhất cho cây rau kinh giới chính là đất phèn, tơi xốp, độ ẩm cao. Đất phải được làm sạch cỏ, băm nhỏ và được phơi ải một tuần nếu trồng ở diện tích lớn.

Kỹ thuật trồng cây rau kinh giới

Sau khi đã chuẩn bị phần đất xong nên tiến hành gieo hạt hoặc trồng bầu cây mua sẵn tại các cửa hàng. Nếu gieo hạt cần gieo đều trên mặt luống. Còn trồng bầu nên bổ lỗ theo hàng để dễ dàng thu hoạch.

Sau khi trồng xong cần tưới nước đủ ẩm giúp rễ cây phát triển nhanh. Thường 3 ngày đầu cây dễ bị héo nên trong 3 ngày đầu nên tưới nước 3 lần/ngày, để đảm bảo tỉ lệ cây con sống và phát triển đồng đều sau này.

Cách chăm sóc cây rau kinh giới

Trồng cây rau kinh giới cần tiến hành nhổ cỏ, làm sạch đất và vun sới gốc. Không được để cây quá khô cây dễ chết. Nếu trồng rau kinh giới trên luống và diện tích nhiều cần tiến hành bón phân khi trồng được khoảng 10 ngày. Phân thích hợp nhất là ure tưới vào chiều mát. Sau đó cần bón thúc để cây đủ dinh dưỡng phát triển mạnh.

Phòng bệnh cho cây rau kinh giới

Trồng cây rau kinh giới thường mắc một số bệnh như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy. Khi thấy cây xuất hiện những bệnh này cần sử dụng các loại thuốc chuyên diệt sâu hại rau mua từ cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật và phun theo hướng dẫn. 

Thu hoạch cây rau kinh giới

Trồng cây rau kinh giới chỉ khoảng hơn một tháng là có thể thu hoạch. 

Kỹ thuật cách trồng cây rau cải hoa hồng

   Kỹ thuật trồng cây rau cải hoa hồng năng suất cao vượt trội cần đảm bảo đất trồng tốt, nước tưới và quan trọng là phải chọn hạt giống đảm bảo.

Chính bởi hình dáng giống y như bông hoa hồng nên cây cải rau bẹ xanh còn được gọi là rau cải hoa hồng. Rau cải hoa hồng được nhiều người chuộng không chỉ hình dáng đẹp mà quan trọng nó còn mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe.

Kỹ thuật trồng cây cải hoa hồng tuy không khó nhưng nếu không biết cách chăm sóc cây cũng sẽ không cho năng suất cao bởi đây là giống cây khá nhiều sâu ăn lá.

 Kỹ thuật trồng rau cải hoa hồng vừa ngắm vừa ăn rất ngon.

 Kỹ thuật trồng rau cải hoa hồng vừa ngắm vừa ăn rất ngon. 

Đất trồng cây rau cải hoa hồng

Cũng giống như nhiều loại rau cải thông thường, rau cải hoa hồng cũng thích hợp với nhiều loại đất cũng như thành phần đất đơn giản khác nhau. Người trồng có thể tận dụng một số loại phân bò, phân chuồng hoai, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn hay mùn hữu cơ để tạo ra thành phần đất trồng giàu dinh dưỡng trồng cây cải hoa hồng. Tuy nhiên để đất đảm bảo nhất thì trước khi gieo trồng cây rau cải hoa hồng cũng cần bón lót trước khoảng 1 tuần.

Lựa chọn hạt giống cây rau cải hoa hồng

Cách lựa chọn hạt giống để trồng cây rau cải hoa hồng không khó chỉ cần tới những địa chỉ hạt giống tin cậy, uy tín trên thị trường để mua. Tại đây hạt giống sẽ đảm bảo chất lượng tránh mua hạt giống nguồn gốc không rõ ràng hạt dễ mắc bệnh. 

Kỹ thuật trồng cây rau cải hoa hồng

Vì là trồng bằng hạt nên cần phải đảm bảo rằng hạt nảy mầm hoàn toàn. Do đó trước khi mang gieo cần tiến hành ngâm ủ hạt vào nước ấm trong khoảng 3 đến 5 ngày sau đó vớt ráo nước. Khi hạt đã đủ khô cần tiến hành ươm bầu hoặc cũng có thể trực tiếp gieo thẳng xuống đất. Trong những ngày đầu gieo hạt cần kiểm tra thường xuyên để không bị chuột ăn hạt. 

Chăm sóc cây rai cải hoa hồng

Cây rau cải ăn nước khá mạnh nên khoảng 10 ngày đầu sau khi trồng, tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Sau khi trồng 12 – 15 ngày, cây đã hồi xanh và có nhu cầu phát triển thì bón thúc lần 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế. Cứ khoảng 10 – 15 ngày tiến hành bón phân đợt tiếp theo giúp cây đủ dinh dưỡng cho ra những cây cải xanh mướt, mập.

Thu hoạch cây rau cải hoa hồng

Vì là cây ngắn ngày nên trồng rau cải hoa hồng chỉ mất khoảng hơn 1 tháng là đã được thu hoạch. Cây rau cải chế biến được khá nhiều món ngon hàng ngày. Cây cũng có thể trồng làm cảnh vào chậu nhỏ khá đẹp mắt. 

Kỹ thuật cách trồng cây rau bầu đất

   Đặc điểm nổi bật của cây rau bầu đất

Cây rau bầu đất có tên khoa học Gynura procumbens (Lour) Merr, Họ Cúc – Asteraceae. Tại Việt Nam cây rau bầu đất còn có nhiều tên gọi khác nhau như Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, Đái dầm, Thiên Hắc địa hồng.

Chính vì dễ phát triển nên cây rau bầu đất thường mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi để làm rau ăn. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh…

Ngoài tác dụng làm rau ăn cây rau bầu đất còn có nhiều công dụng như thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ khái (cầm ho). Có thể sử dụng chữa viêm họng, viêm khí quản mạn tính, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau...

Kỹ thuật trồng cây rau bầu đất vừa làm rau vừa chữa bệnh hiệu quả.

Kỹ thuật trồng cây rau bầu đất vừa làm rau vừa chữa bệnh hiệu quả.  

Thời vụ trồng cây rau bầu đất

Cây rau bầu đất có thể trồng quanh năm nhưng để cây phát triển tốt nhất người trồng nên lựa chọn thời điểm mát mẻ, mưa nhiều như mùa Xuân.

Đất trồng cây rau bầu đất

Vì vốn là cây dễ tính, dễ phát triển trong nhiều điều kiện thời tiết cũng như đất trồng khác nhau. Chính yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi để người trồng có thể lựa chọn đất trồng dễ dàng mà không cần tốn nhiều thời gian. Theo đó, thành phần tốt nhất là đất thịt nhẹ hay cát pha, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nhưng cũng cần lưu ý, để đất đủ độ dinh dưỡng thì trước khi gieo hạt cần phải được cày cuốc sẵn cho ải khoảng 15-30 ngày. Sau đó đánh nhỏ, bón phân và lên luống trồng.

Kỹ thuật cấy rau bầu đất

Kỹ thuật trồng cây bầu đất bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, trồng bầu, hom cành và thân. Nếu dùng phương pháp hom cành người trồng cần lựa chọn thân cây mẹ sạch bệnh, khỏe. Tuyệt đối không được chọn cành nhánh quá non sẽ khó phát triển. Khi tiến hành cắt cành cần phải dùng dao hoặc kéo sắc để cắt tránh làm giập hoặc trầy xước hom. Lưu ý ngay sau khi cắt hom cần phải giâm vào luống nếu không sẽ nhanh héo. Sau vài ngày khi hom ra rễ hãy đem trồng.

Còn nếu chọn phương pháp gieo hạt thì đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên cũng cần phải lựa chọn hạt giống có độ nảy mầm cao sau đó phải xử lý hạt nảy mầm bằng cách ngâm nước ấm. 

Khi hạt đã ủ xong thì đem trồng. Lúc này người trồng rau bầu đất cần bổ lỗ trồng sau đó tra hạt vào luống. Khoảng cách trồng giữa các hạt không quá xa từ 15-25cm. Khi trồng xong cần tưới nước ngay đảm bảo độ ẩm cho hạt.

Ngoài các phương pháp trồng trên cũng có thể áp dụng phương pháp trồng thủy canh tuy nhiên với phương pháp này ít người áp dụng vì hơi cầu kỳ, chăm sóc cũng không đơn giản. 

Cách chăm sóc cây rau bầu đất

Đối với cây trồng thì yếu tố đầu tiên cần nghĩ tới chính là phải đủ nước tưới và cây rau bầu đất cũng không ngoại lệ bởi đây là cây ưa ẩm. Nếu trường hợp cây khô là phải tưới nước ngay nếu không cây rất dễ héo khô và chết. Ngoài yếu tố nước tưới thì cũng cần phải bón phân cho rau bầu đất. Thành phần phân bón bao gồm phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà… 

Kỹ thuật bón phân phải dựa vào thời điểm và thời tiết. Nếu mưa nhiều không nên bón vì sẽ mất công. Khi bón cần pha loãng phân với nước sau đó dùng vòi hoa sen tưới lên bề mặt luống nhưng nên nhớ không được tưới trực tiếp lên lá dễ gây ngộ độc.

Trồng cây rau bầu đất cũng phải tiến hành làm cỏ, làm đất để tạo khoảng trống giúp cây nhanh phát triển, cũng là tránh sâu bệnh hại rau. Vì khi trồng rau bầu đất rất nhiều sâu ăn lá, ốc sên, sâu xám nếu không kịp thời xử lý cây rau sẽ hỏng hết không thể thu hoạch được.

Thu hoạch cây rau bầu đất

Sau trồng 45 ngày, chồi non có chiều dài từ 20-30cm thì có thể thu hoạch vụ đầu. Dùng dao cắt phần thân chồi lá non. Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng hoai để bổ sung dinh dưỡng và kích thích rau đâm nhiều chồi mới cho các vụ tiếp theo. Nên thay thế và trồng mới hàng năm để nâng cao sản lượng rau.

Kỹ thuật cách trồng cây cà rốt

  Cà rốt là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được dùng để ăn tươi và chế biến thành sản phẩm hàng hoá mang lại giá trị cao. Kỹ thuật trồng cây cà rốt tại nhà lại đơn giản, dễ chăm sóc.

Nhiệt độ thích hợp trồng cây cà rốt

Cà sốt sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 27 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp củ cà rốt phát triển to, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá thì củ bé, màu đỏ nhạt.

Thời vụ trồng cây cà rốt tại nhà

Thời vụ thích hợp trồng cây cà rốt tại nhà có thể áp dụng quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 7 đến tháng 2 năm sau.

Kỹ thuật trồng cây cà rốt tại nhà mang năng suất cao. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng cây cà rốt tại nhà mang năng suất cao.


Chuẩn bị đất trồng thích hợp cho cây cà rốt

Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất bãi phù sa ven sông để trồng là tốt nhất.

Xử lý đất trước khi gieo hạt: Trước khi gieo hạt từ 2-3 ngày, cần xử lý đất bằng cách rải thuốc trừ sâu Diazan 10H hoặc Regent... và phun thuốc trừ bệnh Validacin, Anvil hoặc Tilt super... để diệt trừ côn trùng cắn phá rễ, thân (sùng trắng, sâu xám, sâu khoang) và các loại nấm gây thối rễ, củ. Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, nhặt cỏ, lên luống rộng 1,0 - 1,2 m; cao 30 - 40 cm, rãnh rộng 20 - 30 cm.

Kỹ thuật gieo hạt cà rốt

Cà rốt để liền chân (không trồng cây con, mà gieo hạt rồi chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch), gieo vãi hạt trên mặt luống với lượng khoảng 100 g/sào Bắc Bộ (tương đương 2,8 - 3,2 kg/ha).

Do hạt cà rốt có vỏ và lông cứng, khó thấm nước nên cần phải xử lý hạt giống và ủ thúc trước khi gieo. Cho hạt giống vào túi vải, vò kỹ cho gãy hết lông cứng. Sau đó, trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước giữ ẩm trong 2 - 3 ngày thì đem gieo, hạt sẽ mọc đều. Gieo hạt xong, rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm. Để dễ chăm sóc, nên gieo thành hàng ngang luống với khoảng cách 20 cm, khi cây mọc đều tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun và nhặt cỏ cho cây.

Bón phân cho cây cà rốt

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) như sau: 300-500 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 15-20 kg lân supe + 20 kg đạm urê + 30 kg kali. Để cây cà rốt tập trung dinh dưỡng phát triển củ được tốt, không phát triển thân lá quá mức, nông dân nên tập trung bón lót là chủ yếu (50 - 60% lượng phân vô cơ của cả vụ) và không nên bón thúc làm nhiều lần. Bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân + 10-12 kg phân đạm urê + 16-18 kg kali. Sau khi lên luống, rải phân đều trên mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt.

Chăm sóc cây cà rốt

Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm để cà rốt mọc đều. Khi cây cà rốt đã mọc, cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm (2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ và loại đất); đặc biệt là giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới nước từ các sông, ao, hồ không bị ô nhiễm.

Kỹ thuật tỉa cây cà rốt

Khi cây mọc cao 5-7cm, tiến hành tỉa lần 1, nhổ bớt những cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa. Cà rốt rất cần đất tơi xốp để phát triển củ. Vì vậy, một vụ cà rốt cần xới xáo và vun luống tối thiểu 2 lần kết hợp với bón phân thúc.

Sau khi tỉa định cây, làm cỏ, xới xáo và vun nhẹ nhằm giúp cây ăn sâu xuống hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của củ.

Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng cuốc vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.

Phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây cà rốt

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ. Áp dụng biện pháp IPM và phòng bệnh là chính. Khi mật độ sâu vượt ngưỡng giới hạn cho phép, ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học (nhóm thảo mộc và nhóm vi sinh). Chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và tuân thủ hướng dẫn trên bao bì. Cần theo dõi và phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu xám, sâu khoang, rệp...; bệnh lở cổ rễ, thối gốc mốc sương, thối khô củ (do nấm), thối ướt thân, củ (do vi khuẩn)...

Thu hoạch khi trồng cây cà rốt

Khi các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều thì cần thu hoạch ngay để đạt chất lượng cao. Thu hoạch vào những ngày khô nắng. Nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm. 

Trong cà rốt có chứa các hợp chất chống oxy hóa, nên loại củ này là thành phần của hầu hết các chế độ dinh dưỡng. Nó có tác dụng chữa các bệnh về tim mạch và ung thư và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng rau ngót

  Rau ngót hay còn gọi là rau bù ngót, bồ ngót, đây là loại rau được rất nhiều người ưa chuộng trong các bữa ăn gia đình vào mùa hè.

Rau ngót có tính mát và vị ngọt, chứa nhiều vitamin A, C và sắt, chủ yếu được sử dụng để nấu các loại canh rất ngon, ăn rau bù ngót giúp thanh nhiệt, bổ máu, đẹp da, lợi tiểu.... Kỹ thuật trồng rau ngót mang lại năng suất cao không khó nếu áp dụng đúng các bước kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh.

Kỹ thuật trồng cây rau ngót mang năng suất cao.Ảnh minh họa

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY RAU NGÓT MANG NĂNG SUẤT CAO.


Thời vụ

Thời vụ trồng thích hợp nhất cho rau ngót đó là vào khoảng tháng 2 hàng năm để đến mùa hè tháng 3 tháng 4 sẽ có rau ngót ăn. 

ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT TRỒNG RAU NGÓT

Cây rau ngót có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, tuy nhiên rau ngót phát triển tốt vào mùa mưa và nơi ẩm ướt. 

CHỌN ĐẤT TRỒNG RAU NGÓT

Rau ngót có khả năng sinh trưởng tốt trên mọi loại đất, nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhiều mùn và độ ẩm cao. Để trồng được rau ngót cho năng suất cao, chất lượng rau tươi ngon và cho thu hoạch liên tục nên chọn các chân đất tốt, giàu mùn, không bị úng ngập nhưng không quá khô. Tốt nhất là nên chọn loại đất thịt pha sét vừa dễ canh tác mà lại giữ ẩm tốt để trồng. Đất làm kỹ, bón lót nhiều phân chuồng, phân rác và một ít đạm, lân, kali để cho cây phát triển nhanh giai đoạn đầu. Lên luống rộng 70cm, trên mỗi luống xẻ rãnh trồng 2 hàng cách nhau 40cm, khóm cách khóm 20cm.

Kỹ thuật trồng rau ngót

Rau ngót được trồng bằng phương pháp nhân vô tính, trồng một lần và thu hoạch 2 – 3 năm. Trồng rau ngót cũng phải lựa chọn giống tốt. Chọn những đoạn thân, cành bánh tẻ cắt thành hom dài 10-15cm để trồng.

Sau đó tiến hành trồng, mỗi hốc đặt 2 đoạn cành nằm nghiêng 15-200, vùi đất sâu 2/3, trừ lại 1/3 rồi lấp kỹ để cây nẩy nhiều chồi. Thường xuyên tưới đủ ẩm và làm sạch cỏ cho rau ngót nhanh nẩy chồi. 

CHĂM SÓC CÂY RAU NGÓT

Chăm sóc cây rau ngót cần phải thưởng xuyên nhặt sạch cỏ, xới rãnh sâu 10-15cm giữa 2 hàng, bón thêm nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ mục với một ít đạm, lân, kali trộn đều, lấp lại đất và tưới đủ ẩm để qua xuân cây lại lên các đợt chồi mới khoẻ hơn, vườn rau ngót lại được trẻ hoá, sung sức hơn.

Thu hoạch cây rau ngót

Nếu chăm sóc tốt, rau ngót có thể thu hoạch liên tục trong khoảng 4-5 năm mới phải trồng lại. Khi ruộng rau đã già cỗi thì cắt đốn toàn bộ để trồng lại vào tháng 5, tháng 6 trước khi mùa mưa đến là thời điểm tốt nhất trong năm vì cây nhanh ra rễ và đỡ tốn công tưới.

Tác dụng của rau ngót

Cây rau ngót còn được gọi là cây bù ngót hay bồ ngót. Đây là loại cây có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt có lợi cho sức khoẻ của con người. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống hai năm trở lên. 

Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ của cây rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, tiểu dắt, tiêu độc, ngày dùng 20 – 40g lá tươi, sắc uống. Rễ cây rau ngót còn có rác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20 – 40g rễ tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống trong ngày. Nhân dân ta thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai (cho các sản phụ sau khi sinh). Lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống.

Kỹ thuật cách trồng rau cải ngồng

  Có thể nói cải ngồng là một trong những loại rau mùa hè được nhiều người yêu thích hiện nay. Tuy nhiên với việc bỏ tiền mua cải ngồng ngoài chợ lại khiến các bà nội trợ lo lắng vì hóa chất. Vậy việc tạo cho mình một vườn rau cải ngồng tại nhà chính là một lựa chọn khôn ngoan. Kỹ thuật trồng cây rau cải ngồng lại không khó ai cũng có thể làm được.

Kỹ thuật trồng rau cải ngồng tại nhà đơn giản. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng rau cải ngồng tại nhà đơn giản.


Hạt giống rau cải ngồng

Trồng rau cải ngồng bằng cách gieo hạt nên việc lựa chọn giống gieo phải tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín. Hạt giống rau cải ngồng khi mua chú ý nên lựa chọn hạt giống có tỉ lệ nảy mầm cao, chất lượng, không sâu bệnh.

Điều kiện thời tiết trồng cải ngồng

Cải ngồng ưa thích thời tiết có độ ẩm cao, phát triển tốt cho mùa lạnh. 

Đất trồng rau cải ngồng

Loại đất mùn là loại đất ưa thích của cải ngồng. Chúng phát triển tốt nhất ở đất có nồng độ PH ổn định trong khoảng 6 đến 6,5. Nếu không có đất hãy đến các cửa hàng bán giống cây trồng sau đó mua thành phần đất sẵn về sau đó cứ thế đem ra để gieo trồng.

Kỹ thuật trồng rau cải ngồng

Kỹ thuật trồng rau cải ngồng bằng cách gieo hạt. Trước khi gieo cần tiến hành xử lý hạt bằng cách ngâm hạt 2 giờ trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, sau đó vớt ra ủ ẩm 12 giờ cho hạt nứt nanh rồi đem gieo. Sau khi xử lý hạt xong cần đổ đất tribat vào thùng xốp hoặc chậu nhựa thông minh cách miệng chậu 2cm. Sau đó gieo hạt trực tiếp lên đất, rải một lớp đất nhẹ lên bề mặt và tưới nước.

Để gieo đều nên trộn hạt giống với đất khô, mịn, xốp, sau đó rải hạt giống lên bề mặt đất làm sạch và phẳng. Rải thêm một chút tro hoặc trấu mỏng lên trên, dùng bình phụt tưới đẫm bề mặt.

Chăm sóc và thu hoạch rau cải ngồng

Nếu trồng với diện tích nhỏ có thể dùng bình phun để tưới. Nếu trồng với diện tích lớn nên chuẩn bị hệ thống tưới tự động, thông minh, tưới nhỏ giọt và phun mưa với áp lực thấp, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến cây. Thời điểm tưới nước là 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát với mùa hè. Không nên tưới giữa trưa nắng nóng. Với mùa đông  thì nên tưới vào chiều tối mát. Không nên tưới quá nhiều nước.

Cắt tỉa cho rau cải ngồng

Vì vốn là cây rau phát triển rất nhanh nên việc cắt tỉa cho cải ngồng cũng giúp chúng phát triển hơn, nhiều bẹ lá hơn. Bắt đầu tỉa sau khi cây có từ 4 – 5 lá con, nó vào khoảng hơn 20 ngày tuổi. Chú ý làm sạch cỏ thường xuyên khoảng 2 – 3 lần một tuần, tùy thuộc vào lượng cỏ phát sinh. Nếu thời tiết nắng hạn thì khoảng 1 – 2 ngày tưới nước 1 lần, duy trì độ ẩm đất tốt nhất khoảng 60%.

Bón thúc cho rau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng, lên bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân bò hoai mục, có thể hòa nước tưới. Bón thêm đạm và lân khi cây bắt đầu có lá con. Thời gian chăm bón từ 35 – 40 ngày bạn có thể thu hoạch rau.

Tác dụng của cây cải ngồng

Theo các nhà nông lâm học, toàn bộ phần thân cải ngồng là nơi chứa nhiều vitamin nhất. Các vitamin này được thân cải mang đi chăm sóc cho hoa. Chính vì vậy, thân cải ngồng là nơi tập trung mọi tinh hoa của cây rau này. Trong thân cải ngồng, có chứa hầu hết các loại vitamin bổ ích cho con người như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2… Và dĩ nhiên các vitamin này còn giúp cho chúng ta có một làn da tươi trẻ. Nếu sử dụng cải ngồng thường xuyên, làn da của bạn sẽ được trẻ hóa, lúc nào cũng căng mịn.

Trong thành phần của thân cây cải có chứa thành phần của tiền sinh tố A, chính thành phần này sẽ tác dụng gián tiếp đến các các dây thần kinh của mắt, khiến mắt của chúng ta sáng ra trông thấy. Nó đặc biệt hữu ích cho các bệnh nhân bị mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bị táo bón hay bị trĩ nội, trĩ ngoại…

Không chỉ có thế, cải ngồng còn hỗ trợ đường tiết niệu rất tốt. Nó giúp đỡ cho gan hoạt động hiệu quả hơn. Qua đó các độc tố được tích tụ trong cơ thể chúng ta sẽ được đào thải hết ra ngoài. Đây có thể được coi là một liệu pháp detox dân dã nhất và có giá thành rẻ nhất hiện nay.

Tuy nhiên có một vấn đề mà người sử dụng rau cải cũng nên để ý là các bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp thì nên hạn chế ăn rau cải. Thậm chí có thể dừng ăn loại rau này.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons