Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Cách trồng cải ngọt

ải ngọt là loại rau thuộc họ cải, thường được trồng để dùng làm rau ăn. Cải ngọt là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch.
Bước 1: Chuẩn bị đất
Trồng trong chậu: Trộn 50 dm3 đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3, bổ sung 20 gr phân lân, 20 gr NPK, 50 gr vôi, 20 gr hữu cơ vi sinh vào mỗi chậu.
Bước 2: Chuẩn bị cây con
– Hạt giống ngâm nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 5-6 giờ. Sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm. Sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo (đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt)
– Hạt gieo dưới lớp đất 0,5-1cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất xung quanh. Nếu trồng trong chậu, có thể gieo trực tiếp vào chậu. Cần chuẩn bị chậu kích thước tối thiểu có đường kính 30 cm.
Bước 3: Chăm sóc
– Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 – 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 – 2 lần.
– Phòng trừ sâu bệnh: Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối…
Bước 4: Bón phân
– Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.
– Bón thúc
+ Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau trồng 7 – 10 ngày).
+ Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 – 20 ngày.
Bước 5: Thu hoạch
Sau khi gieo 30-35 ngày có thể thu hoạch. 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons